-
Cúm mùa đang hoành hành trên thế giới, Việt Nam phòng chống thế nào? -
Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và “Chuyến xe yêu thương” -
Hậu quả khôn lường của việc giảm cân “thần tốc” -
Hà Nội ghi nhận hơn 100 ca bệnh sởi, dự báo dịch diễn biến phức tạp trong dịp Tết -
Kinh doanh thức ăn đường phố: Phạt từ 1-3 triệu đồng với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm -
Quảng Nam hoàn chỉnh, trình Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu
Công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế.
Trước các thông tin phản ánh về tình trạng "tràn lan đào tạo y khoa liên tục", Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành tăng cường chấn chỉnh công tác đào tạo. |
Tính đến nay, trên cả nước đã có hơn 600 đơn vị tham gia đào tạo liên tục (bao gồm bệnh viện; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y, dược; Hội nghề nghiệp về chuyên môn y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; cơ sở y tế của các bộ, ngành...).
Trong thời gian vừa qua, các đơn vị đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong tổ chức đào tạo liên tục để nâng cao năng lực cho cán bộ y tế nhằm phục vụ tốt cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, việc triển khai công tác đào tạo liên tục còn một số bất cập, chất lượng chưa bảo đảm theo yêu cầu.
Trước thông tin phản ánh về việc "Tràn lan đào tạo y khoa liên tục" Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức công tác đào tạo liên tục tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý theo đúng quy định bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, hiệu quả và kiểm soát tốt chất lượng công tác đào tạo liên tục.
Đồng thời phải bảo đảm khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ y tế nâng cao năng lực phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho người dân.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế rà soát, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế thuộc thẩm quyền quản lý, xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành có cơ sở tổ chức đào tạo liên tục cán bộ y tế chỉ đạo các cơ sở tăng cường tự kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện đúng quy định.
Theo Bộ Y tế, tổng số cán bộ làm công tác y tế dự phòng từ trung ương đến tuyến huyện đáp ứng 42% nhu cầu nhân lực cần có. Số nhân lực y tế thiếu hụt là khoảng 23.800 người, trong đó bác sĩ y học dự phòng thiếu 8.075 người, cử nhân y tế công cộng thiếu 3.993 người...
Bức tranh của y tế cơ sở đang màu xám khi có trạm y tế chỉ duy nhất một bác sĩ, nơi khác thì chỉ có y sĩ. Hay có trạm y tế dù được trang bị máy siêu âm nhưng lại “đắp chiếu, trùm mền” do không có đội ngũ nhân lực để thực hiện kỹ thuật.
Báo cáo của ngành Y tế chỉ rõ trong 4 năm từ 2018-2021, tổng số bác sĩ xã giảm 2.238 người, trong đó năm 2020 số bác sĩ tuyến xã giảm nhiều nhất (giảm 1.114 người so với năm 2019). Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế giảm từ 97,5% năm 2015 xuống 71% năm 2020, trong đó 28% chưa qua đào tạo.
-
Bảo vệ sức khỏe trước thềm Tết Nguyên đán -
Hậu quả khôn lường của việc giảm cân “thần tốc” -
Hà Nội ghi nhận hơn 100 ca bệnh sởi, dự báo dịch diễn biến phức tạp trong dịp Tết -
Tin mới y tế ngày 21/1: Cơ hội sống cao khi phát hiện ung thư phổi sớm -
Kinh doanh thức ăn đường phố: Phạt từ 1-3 triệu đồng với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm -
Quảng Nam hoàn chỉnh, trình Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu -
Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1