-
Trẻ mới 11 tuổi cũng bị huyết áp cao -
Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi -
Nguy cơ tổn thương não, ngưng tim vì “bắt pen” -
Nhập khẩu dược phẩm tăng mạnh, 9 tháng tiêu 3,15 tỷ USD -
TP.HCM vẫn còn quận, huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 14/10: Tăng cường kiểm dịch, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có Công văn số 3141/QLD-MP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm.
Sau hàng loạt vi phạm, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế yêu cầu tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, Youtube... |
Theo đó, hiện nay, qua công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sản xuất, buôn bán mỹ phẩm, vẫn còn một số cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng với địa chỉ trong hồ sơ công bố. Bên cạnh đó, khi thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng không báo cáo với cơ quan quản lý theo quy định.
Qua kiểm tra, có cơ sở chưa tuân thủ đầy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm không đạt chất lượng, mỹ phẩm chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố theo quy định; một số sản phẩm mỹ phẩm ghi tính năng công dụng gây hiểu nhầm là thuốc...
Mặt khác, qua phản ánh của các cơ quan truyền thông, trên mạng internet, các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội có tình trạng kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các sản phẩm quảng cáo không phù hợp với tính năng, công dụng như đã được cấp phép.
Để thực hiện tốt công tác quản lý mỹ phẩm, bảo đảm an toàn và quyền lợi cho người sử dụng, Cục Quản lý dược yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn.
Theo yêu cầu của Cục Quản lý dược, các cơ quan liên quan cần chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Cục Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường.
Trong đó, các đơn tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, Youtube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp phép, quảng cáo quá đà...
Cục Quản lý dược cũng yêu cầu xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; đồng thời thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo số 3873/BYT-VPB về vấn đề này, trong đó nêu rõ qua thông tin từ báo chí, thời gian qua phát hiện một số vụ việc liên quan đến việc cơ quan chức năng phát hiện và xử lý một số cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm giả, mỹ phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ được mua, bán trên các trang mạng xã hội gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý Dược, Thanh tra Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc thủ tục hành chính về cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm đảm bảo tiến độ về thời gian, không gây phiền hà cho các doanh nghiệp.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm mỹ phẩm, tập trung về vấn đề nguồn gốc xuất xứ, thông tin quảng cáo.
Đồng thời chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thị trường địa phương thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện các trường hợp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm giả, nhái nhãn hiệu hoặc quảng cáo sai lệch, quá phạm vi công dụng được công bố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
-
Nhập khẩu dược phẩm tăng mạnh, 9 tháng tiêu 3,15 tỷ USD -
TP.HCM vẫn còn quận, huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 14/10: Tăng cường kiểm dịch, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu -
Tai biến khi phẫu thuật thẩm mỹ: Những nguy cơ cần được lưu ý -
Giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm -
Đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tật -
Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm