-
Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường -
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ
Đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy 206 sản phẩm của một công ty mỹ phẩm
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Belux Việt Nam có địa chỉ tại số 57 Lê Hữu Tự, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội).
Lý do đình chỉ lưu hành, thu hồi do sản phẩm mỹ phẩm sản xuất tại cơ sở không đáp ứng các điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng 206 sản phẩm nêu trên và trả lại cơ sở cung ứng sản phẩm.
Ảnh minh họa |
Tiến hành thu hồi và tiêu hủy sản phẩm vi phạm nêu trên; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Các tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được nêu tại Phụ lục phải:
Gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng sản phẩm do chính tổ chức chịu trách nhiệm sản phẩm ra thị trường được nêu tại Phụ lục; Tiếp nhận sản phẩm trả lại từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm không đáp ứng quy định;
Gửi báo cáo thu hồi và tiêu hủy sản phẩm nêu trên về Cục Quản lý Dược trước ngày 30/8/2024.
Đề nghị Sở Y tế TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Sở Y tế các tỉnh: Phú Thọ, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Nai giám sát các tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được nêu tại Phụ lục thực hiện thu hồi và tiêu hủy sản phẩm không đáp ứng quy định;
Xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược trước ngày 15/9/2024.
Bệnh ho gà xuất hiện trở lại
Ho gà là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Từ đầu tháng 7/2024 đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận gần 400 trẻ mắc bệnh ho gà đến khám và điều trị.
Trong đó, phần lớn các trường hợp mắc là trẻ em dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin phòng bệnh. Hiện tại Trung tâm đang điều trị cho gần 40 trẻ mắc bệnh ho gà, trong đó có 1 bệnh nhi nặng cần phải thở máy.
Trường hợp nhập viên mới đây nhất là bé gái (24 ngày tuổi, ở Lạng Sơn) nhập viện trong tình trạng ho nhiều cơn, trong cơn ho có tím mặt, trớ ra nhiều đờm trắng quánh dính.
Qua khai thác bệnh sử gia đình cho biết: trước khi nhập viện 20 ngày, mẹ của bệnh nhi có triệu chứng ho, nhưng không đi khám và vẫn chăm sóc trẻ. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện trẻ xuất hiện ho húng hắng, không sốt.
Sau đó trẻ xuất hiện ho nhiều cơn rũ rượi, trong cơn ho có tím mặt và trớ ra nhiều đờm trắng quánh dính nên gia đình đã đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám và điều trị. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành lấy mẫu dịch đường hô hấp để xét nghiệm.
Kết quả, trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ho gà. Hiện sau 5 ngày điều trị, tình trạng trẻ đã cải thiện đáng kể, trẻ giảm ho, ăn ngủ được, dự kiến ra viện trong một vài ngày tới.
Bệnh nhi đang được chăm sóc và điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương
TS.BS Trần Thị Thu Hương, Trưởng khoa Khám và Điều trị ban ngày, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho.
Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trẻ điều trị càng sớm, càng nhanh khỏi bệnh và ít có nguy cơ bị biến chứng.
Trẻ nguy kịch tính mạng do ăn côn trùng
Bệnh nhi Q.V.T. (9 tuổi, trú tại Thuận Châu, Sơn La) nhập viện trong tình trạng nhịp tim chậm, khó thở, tím tái toàn thân, mệt lả, da vàng và yếu cơ tứ chi.
Theo thông tin từ gia đình, 2 bố con bệnh nhi ăn bọ xít với rau xào vào bữa tối hôm trước. Bố ăn một vài con, bệnh nhi ăn nhiều hơn khoảng trên 10 con. Sau ăn khoảng hơn 2 giờ, cả 2 bố con đều nôn, chóng mặt, mệt, yếu chi.
Ngày hôm sau, bố đỡ mệt, hết nôn và đi lại được. Tuy nhiên, bệnh nhi ăn nhiều hơn nên triệu chứng nặng hơn. Bệnh nhi co giật từng cơn trong đêm, được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Mường La thăm khám trước khi chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La điều trị.
Sau thăm khám và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán ngộ độc do ăn côn trùng (bọ xít). Bệnh nhi được điều trị tích cực bù dịch, bù điện giải và dùng thuốc chống co giật. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi chưa được cải thiện, mệt nhiều, vật vã, kích thích, mạch chậm, huyết áp tụt và da vàng nhiều.
Bệnh nhi được hồi sức tích cực, đảm bảo hô hấp tuần hoàn và điều trị triệu chứng. Sau đó, các bác sĩ Khoa Nhi tiến hành hội chẩn Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc và lãnh đạo bệnh viện, chuyển bệnh nhi về Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục điều trị.
Nhờ sự phối hợp khẩn trương, kịp thời giữa các bệnh viện, sau 7 ngày điều trị, hiện tình trạng sức khỏe bệnh nhi đã dần ổn định.
Theo các chuyên gia, bọ xít có nhiều loài, trong đó cũng nhiều loài có thể có chất độc. Tuy nhiên, các thông tin y học về độc tính của các loài sâu, bọ xít hiện nay còn ít. Vì vậy, rất ít loài côn trùng được khoa học chứng minh là an toàn để ăn.
Nhiều trường hợp bệnh nhân ăn các loại côn trùng như sâu, bọ xít bị ngộ độc nặng gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, để phòng tránh ngộ độc, các bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em không nên ăn các món ăn được chế biến từ các loại côn trùng, nhất là côn trùng lạ. Trường hợp không may bị ngộ độc cần lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
-
Bệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ? -
TP.HCM: Kiểm tra công tác tiêm chủng vắc-xin sởi cho trẻ -
Liên tiếp bệnh nhân mắc vi khuẩn Whitmore nhập viện -
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra