-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Nhận được tin con trai bị tai nạn giao thông đã chết não ngày 28/4/2021 và không còn cơ hội cứa chữa, ông Bùi Ngọc Phấn và bà Đinh Thị Phượng là bố mẹ của B.N.T, xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chết lặng.
Trong gia đình có 2 anh em (T. là anh cả, sau T. là cô em gái đang đi học).
Hiến tạng là nghĩa cử đẹp, nhân văn, lan tỏa thông điệp "Cho đi là còn mãi". |
Không thể tin con trai đột ngột ra đi khi đang khỏe mạnh và tuổi đời còn quá trẻ, bố mẹ T. gục xuống. Dù đang phải chịu nỗi đau quá lớn, không nghĩ ngợi được gì nhiều song được sự động viên của gia đình nội ngoại, đặc biệt người chú ruột của T. và cán bộ Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gia đình T. đã quyết định hiến tạng của con trai cho y học, hồi sinh sự sống cho những cuộc đời khác.
Sau một thời gian hiến tạng, nỗi đau người ở lại dường như chưa vơi đi. Nhưng đâu đó vẫn còn có số ít những người không hiểu và một số hàng xóm láng giềng vẫn dị nghị “chắc nhà này bán tạng của con”, làm trái tim người làm cha, làm mẹ vỡ vụn.
Gạt đi những giọt nước mắt xót thương, ông Bùi Ngọc Phấn cho biết, vì muốn cứu sống những người khác đang ngắc ngoải sự sống, gia đình đã đồng ý hiến tạng của con để giúp đời giúp người khi sự ra đi vẫn còn ý nghĩa, và làm những việc tốt đẹp nhất khi còn có thể, lan tỏa tính nhân văn đến với nhiều người.
Ông Phấn mong rằng sẽ có nhiều gia đình vượt qua những rào cản, những định kiến của xã hội để hiến tạng cứu người nếu không may mất đi.
“Gia đình tôi không đòi hỏi một điều gì, chỉ mong những người nhận tạng của con trai tôi luôn sống khỏe, sống có ích cho đời!”. Ông Phấn chia sẻ. Và chắn hẳn, ở bên kia thế giới, con trai ông cũng sẽ mỉm cười mãn nguyện vì hành động nhân văn của em đã cứu sống nhiều người.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã triển khai ghép tạng từ những năm đầu thế kỷ XXI và hiện là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực ghép tạng, bệnh viện đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật ghép tạng gồm ghép thận, ghép gan, ghép tim, ghép phổi...
Tính đến ngày 23/6/2021, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành 1200 ca ghép thận, trong đó 150 ca từ người cho chết não; 96 ca ghép gan, trong đó 70 ca ghép gan từ người cho chết não; 39 ca ghép tim từ người cho chết não; 1 ca ghép tim và thận; 5 ca ghép phổi từ người cho chết não.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả