-
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành -
Idemitsu, Sagri, Lasuco “bắt tay” làm dự án giảm phát thải Carbon đầu tiên tại Việt Nam -
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững
Các dự án của Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số của Chính phủ đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi và dân tộc thiểu số.
Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. |
Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực cho khu vực nông thôn, miền núi và dân tộc thiểu số.
Thông qua việc thực hiện các Chương trình, nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng Khoa học và Công nghệ được triển khai, từng bước gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống vùng dân tộc thiểu số và vùng núi. Các mô hình điểm, mô hình trình diễn và áp dụng các tiến bộ Khoa học và Công nghệ đã phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi, góp phần thay đổi tập quán sản xuất theo hướng tăng năng suất, chất lượng bền vững.
Cụ thể, sau 5 năm triển khai giai đoạn 2016 - 2020 đã xây dựng được ít nhất 1.200 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ Khoa học và Công nghệ có hiệu quả, có quy mô phù hợp với vùng sinh thái của từng địa bàn nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có ít nhất 30% mô hình thực hiện ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng được ít nhất 20% mô hình liên kết ứng dụng Khoa học và Công nghệ theo chuỗi giá trị hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân.
Bên cạnh đó, Chương trình đã giúp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án, năng lực ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho ít nhất 1.500 cán bộ quản lý và khoảng 2.500 kỹ thuật viên cơ sở ở địa phương, khoảng 80.000 lượt nông dân để có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý thường xuyên bám sát địa bàn giúp nông dân tiếp tục mở rộng việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ đã được chuyển giao.
Điển hình như Hà Giang, trong 5 năm qua đã triển khai 36 mô hình thuộc lĩnh vực nông nghiệp kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trong đó có 21 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp và 15 mô hình chăn nuôi tại các xã điểm.
Tiêu biểu như đối với 4 huyện vùng Cao nguyên đá (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ) tập trung phát triển các mô hình trồng cỏ gắn với chăn gia súc hàng hóa; mô hình trồng rau, hoa sạch; các mô hình trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao và nuôi ong. Đối với 2 huyện vùng cao phía tây (Hoàng Su Phì và Xín Mần) tập trung vào các mô hình chăn nuôi trâu, lợn đen, trồng và chế biến chè, cây dược liệu và đậu tương. Đối với các huyện vùng thấp (Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê và thành phố Hà Giang) tập trung triển khai các mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm và phát triển lúa, ngô,...
Theo đó, các huyện được nêu trên đều có các xã thuộc danh sách 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Hay như tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, Bắc Giang là địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xác định: "Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt, dựa chủ yếu vào Khoa học và Công nghệ và đổi mới sáng tạo, đưa Khoa học và Công nghệ, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng".
Hiện nay, Bắc Giang đã xây dựng được 766 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị như: Vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế, vùng chăn nuôi và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên,...
Đặc biệt, Bắc Giang đang hình thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với quy mô gần 50.000 ha, trong đó Lục Ngạn là nòng cốt với sản phẩm chủ lực vải thiều, cam, bưởi, ổi, táo… được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Phấn đấu xây dựng 10 doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Theo đánh giá của các địa phương, chương trình đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực cho vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả của chương trình được duy trì và phát huy nhân rộng góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn cũng như thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.
Với những kết quả đã đạt được, chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu sẽ xây dựng được ít nhất 1.000 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ Khoa học và Công nghệ có hiệu quả, trong đó có ít nhất 30% mô hình thực hiện ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ các mô hình liên kết ứng dụng Khoa học và Công nghệ theo chuỗi giá trị hàng hóa, các mô hình có quy mô sản xuất lớn, quy mô công nghiệp, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
Đồng thời, đặt mục tiêu chuyển giao được ít nhất 1.500 lượt công nghệ mới, tiên tiến ở các lĩnh vực Khoa học và Công nghệ, trong đó có ít nhất 20% công nghệ cao; đào tạo ít nhất 1.500 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 60.000 lượt nông dân.
Đặc biệt, phấn đấu có ít nhất 10 doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động chuyển giao Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số được hình thành từ chương trình.
-
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững -
Xây dựng tương lai bền vững cho cộng đồng ven biển trước biến đổi khí hậu -
Hà Nội thí điểm vùng phát thải thấp -
Dự án Bữa ăn học đường mở rộng đến những trường tiểu học chưa có bếp ăn -
Việt Nam cần trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển -
Thách thức lớn khi đẩy mạnh đầu tư phát triển xanh
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up