
-
Số hóa - trụ cột xây dựng mô hình bệnh viện thông minh
-
Kem massage nhập khẩu bị thu hồi vì vi phạm công bố
-
Tin mới y tế ngày 2/7: Người trẻ không được chủ quan với tăng huyết áp
-
Gia tăng trẻ phẫu thuật cắt amidan mùa hè
-
Không lo gián đoạn khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi đơn vị hành chính -
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định tiêm chủng để tăng hiệu quả phòng dịch
Nhiều bằng chứng cho thấy các vitamin và vi chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt đến việc giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng chống chọi với bệnh tật nói chung trong đó có Covid-19.
Chế độ ăn thiếu calo và các chất dinh dưỡng quan trọng sẽ làm suy yếu hoạt động của hệ thống miễn dịch. Suy dinh dưỡng thường thấy ở bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, người lớn tuổi. Điều này cũng làm giảm sức đề kháng và khả năng chống viêm của cơ thể.
Về cơ bản, hệ thống miễn dịch có thể được tăng cường thông qua chế độ ăn uống cân bằng và khoa học.
![]() |
Chuyên gia khuyến cáo F0 có thể áp dụng thiền ăn để giữ tinh thần thoải mái. |
Theo các chuyên gia y tế, khi tự theo dõi sức khỏe tại nhà, F0, F1 nên đảm bảo các nguyên tắc về dinh dưỡng sau:
Cung cấp đầy đủ năng lượng, bổ sung đủ 4 nhóm chất (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), ăn 3 bữa chính và thêm các bữa phụ. F0 nên cố gắng ăn đa dạng các loại thực phẩm mỗi ngày.
Uống nhiều nuớc, có thể bổ sung nuớc trái cây như cam, chanh, nước ép rau củ hoặc sinh tố. Lưu ý, trẻ em và nguời cao tuổi cần bổ sung nước thường xuyên, không đợi cảm giác khát.
Ăn các loại trái cây, rau, đậu (đậu lăng, đậu xanh), hạt và ngũ cốc nguyên hạt (ngô chưa chế biến, lúa mì, gạo lứt).
Đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ, nguời mắc các bệnh mạn tính, người thiếu cân có thể bổ sung thêm các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm như ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua...
Hạn chế đường, bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn dầu mỡ, chiên xào, ăn mặn (<5 g muối), bia, rượu.
Khi cách ly tại nhà, các F0, F1 vẫn cần tuân thủ 5K, thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn và tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Với trường hợp F0 chán ăn theo chuyên gia, người dân nên giữ tinh thần thoải mái để thưởng thức bữa ăn, có thể cùng ăn từ xa qua mạng xã hội với bạn bè, áp dụng "thiền ăn".
F0 không nên quá lo lắng về bệnh, suy nghĩ tiêu cực, trách móc người lây bệnh cho mình.
Với người bị thay đổi vị giác, nên ăn nhạt rồi tăng vị dần. Hãy dùng thức ăn khi còn nóng vì hương vị sẽ đậm đà hơn.
Bên cạnh đó, có thể thêm chất cay vào món ăn để tăng cảm giác của lưỡi; ăn thức ăn nóng sốt hay lạnh; ăn những thức ăn có mùi vị mà mình yêu thích trước đây.
Ngoài ra, F0 có thể ăn kẹo chua, kẹo bạc hà hoặc kẹo cao su trước và sau bữa ăn nếu bị khô miệng. Cuối cùng, vệ sinh răng miệng để cảm thấy ngon miệng hơn.
Với F0 chán ăn, bạn có thể chia nhỏ thành 4-6 bữa/ngày, không bỏ bữa. Nếu không ăn được cơm, hãy thay thế bằng những món giàu dinh dưỡng như cháo thịt, sữa giàu năng lượng, ngũ cốc. Đặc biệt, người chăm sóc F0 nên khuyến khích, động viên tinh thần.
-
Không lo gián đoạn khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi đơn vị hành chính -
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định tiêm chủng để tăng hiệu quả phòng dịch -
Tin mới y tế ngày 1/7: WHO đánh giá hệ thống quản lý thuốc, vắc-xin của Việt Nam -
Tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên toàn quốc từ 1/7 -
Chỉ đạo mới của Bộ Y tế về phòng chống dịch sởi năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 30/6: Những sai lầm khi điều trị bệnh lý hô hấp có thể nguy hiểm sức khỏe -
Chặn dịch sốt xuất huyết bằng vắc-xin
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu