Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chi nhập khẩu "vàng đen" lần đầu tiên vượt 7 tỷ USD
Thế Hoàng - 28/04/2023 11:59
 
Lượng than nhập khẩu dù giảm so với năm 2021, nhưng do giá nhập khẩu trung bình tăng tới 82%, nên mức chi ngoại tệ nhập khẩu "vàng đen" năm 2022 lần đầu tiên vươt 7 tỷ USD.
Việt Nam đã chi hơn 7 tỷ USD để nhập khẩu than đá, con số kỷ lục.
Việt Nam đã chi hơn 7 tỷ USD để nhập khẩu than đá, con số kỷ lục.

Cung cầu một số loại nhiên liệu biến động mạnh trong năm 2021-2022, đỉnh điểm là năm 2022 khiến Việt Nam phải chi một lượng ngoại lệ lớn để nhập than phục vụ nhiều ngành sản xuất nội địa.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, nhập khẩu than các loại năm 2022 đạt 31,9 triệu tấn và trị giá đạt 7,16 tỷ USD, giảm 12% về lượng, song tăng mạnh 60% về trị giá so với năm 2021. (Năm trước đó, tổng khối lượng than nhập khẩu đạt 36,29 triệu tấn, kim ngạch gần 4,46 tỷ USD).

Khoảng 32 triệu tấn than, trị giá hơn 7 tỷ USD đã được nhập về nước ta trong năm 2022.
Chủng loại than nhập khẩu chủ yếu là than antraxit và bán antraxit, bitum và abitum dùng cho sản xuất điện.

Lượng than nhập từ Australia tăng phi mã, là thị trường cung cấp than lớn nhất cho nước ta với số lượng 17 triệu tấn, chiếm 54,8% tổng lượng nhập từ tất cả các nước, trị giá 4,29 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng mạnh 102% về trị giá so với năm 2021.

Mức chi ngoại tệ nhập than từ Australia năm ngoái là 2,12 tỷ USD, giảm giảm 23,44% về lượng nhưng tăng 31,57% về trị giá so với năm 2020.

Indonesia là thị trường cung cấp than lớn thứ hai cho Việt Nam đạt hơn 10 triệu tấn với kim ngạch 1,59 tỷ USD, giảm 28,8% về lượng nhưng tăng 23,9% về trị giá so với năm 2021.

Một số thị trường nhập khẩu than năm 2022.
Một số thị trường nhập khẩu than năm 2022.

Xung đột Nga - Ukraine khiến dịch vụ vận chuyển với thị trường Nga trở nên khó hơn, chi phí tăng cao, nên nhập khẩu than từ Nga đạt 2 triệu tấn, với kim ngạch 590 triệu USD, giảm 38% về lượng, nhưng vẫn tăng 12% về trị giá.

Nhập khẩu than từ Trung Quốc tăng 28% về lượng và 63% về trị giá, từ Malaysia tăng 17% về lượng và 72% về trị giá.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho hay, nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế thế giới tăng dần, đặc biệt từ tháng 3/2022, căng thẳng Nga - Ukraine bùng phát dẫn đến nguồn cung than không đủ đáp ứng nhu cầu, giá than thế giới liên tục tăng.

Trong khi đó, nhu cầu than tiêu thụ trong nước vẫn đang ở mức rất cao, nhất là than cho sản xuất điện trong các tháng cao điểm mùa nắng nóng.

Mặc dù lượng than nhập khẩu từ đa số các thị trường giảm hoặc tăng nhẹ so với năm trước nhưng do giá than thế giới tăng cao (giá nhập khẩu trung bình tăng mạnh 82% so với năm 2021) nên trị giá nhập khẩu đã vọt lên trên 7 tỷ USD.

Quý I/2023, lượng than đá nhập khẩu đạt gần 8,2 triệu tấn, trị giá 1,47 tỷ USD, tăng lần lượt 28,8% về lượng và 0,8% về trị giá so với cùng kỳ.

Nhiều dự báo cho biết, giá than sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023 do nhu cầu đang phục hồi ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi trên toàn cầu.

Việt Nam tăng lượng nhập khẩu than đá, quặng và khoáng sản từ Australia
Sau 1 năm Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực, Việt Nam nhập siêu từ thị trường Australia hơn 1 tỷ USD.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư