-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
Kết thúc năm 2023, PGBank báo lỗ gần 5 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lãi trước thuế gần 119 tỷ đồng. Riêng quý IV/2023, Ngân hàng chỉ thu được gần 348 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, các nguồn thu ngoài lãi đều sụt giảm so với cùng kỳ. Đặc biệt, lãi từ dịch vụ giảm đến 60%, chỉ còn hơn 10 tỷ đồng trong quý này, do thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm giảm 32% (còn 22 tỷ đồng). Hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư cũng cùng báo lỗ.
Theo giải trình của PGBank, nguyên nhân khiến lợi nhuận giảm chủ yếu do ngân hàng này giảm lãi vay cho khách hàng theo chủ trương của Chính phủ, trong khi chi phí huy động chưa giảm do có độ trễ và tăng trưởng tín dụng chủ yếu tập trung vào tháng cuối năm 2023.
Trong báo cáo tài chính quý IV/2023, BacA Bank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 743 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung cả năm 2023, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng đạt 2.389 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2022. Không chỉ thu từ lãi và dịch vụ giảm, năm 2023, BacA Bank phải chi 195 tỷ đồng trích dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 41%. Kết quả, lãi sau thuế của Ngân hàng đạt 854 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với năm trước, không đạt kế hoạch đặt ra là 880 tỷ đồng.
Trước xu hướng nợ xấu đi lên (tăng từ mức 0,84% đầu năm 2023 lên 2,05% cuối năm qua), nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, năm 2023, TPBank trích dự phòng rủi ro gấp đôi so với năm 2022, với hơn 3.900 tỷ đồng. Riêng quý IV/2023, nhà băng này trích đến hơn 1.970 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ trích hơn 114 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận của Ngân hàng trong quý này chỉ còn gần 630 tỷ đồng, giảm đến 67% so với cùng kỳ năm 2022.
Như vậy, TPBank đã chủ động sử dụng nguồn lực nhằm bao phủ nợ xấu, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 2%, giảm áp lực dự phòng cho các năm tới, giảm tác động của nợ xấu trong tương lai. Kết quả, TPBank chỉ còn lãi trước thuế 5.589 tỷ đồng trong năm 2023, giảm 29% so với năm 2022, chỉ thực hiện được 64% mục tiêu đề ra.
Đối với ABBank, do tỷ lệ nợ xấu đạt 2,17% tính đến cuối năm 2023, nên đã cẩn trọng khi trích lập 1.489 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả, ngân hàng này chỉ đạt 513 tỷ đồng lợi nhuận trong cả năm, trong khi kế hoạch là 2.826 tỷ đồng trước thuế.
Tương tự, lợi nhuận trước thuế quý IV/2023 của MSB ghi nhận 607 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế năm 2023, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đạt 5.830 tỷ đồng, xấp xỉ năm 2022. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là Ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, với 1.647 tỷ đồng trong cả năm 2023, tăng 244% so với năm 2022, do nợ xấu trên tổng dư nợ ngân hàng này tăng từ mức 1,71% đầu năm lên 2,87% cuối năm.
VIB cũng chứng kiến sự sụt giảm lợi nhuận quý cuối năm 2023. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng trong quý IV/2023 đạt 1.902 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là VIB trích lập dự phòng trong kỳ gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước nhằm nâng cao chất lượng tài sản, cũng như tạo bộ đệm dự phòng vững chắc.
Lũy kế cả năm 2023, VIB ghi nhận lãi ròng đạt 8.562 tỷ đồng, gần như đi ngang so với năm 2022. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ cùng khẩu vị rủi ro thận trọng, tỷ lệ nợ xấu của VIB đã giảm mạnh chỉ ở mức 2,2% cuối quý VI/2023 so với mức đỉnh 2,62% vào cuối quý I/2023.
Có thể thấy, việc chi phí trích lập dự phòng của các ngân hàng gia tăng trong quý IV và cả năm 2023 không nằm ngoài dự báo, do áp lực nợ xấu tăng - hệ quả của tình trạng kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản. Việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ sẽ bảo đảm xử lý khoản nợ xấu tốt hơn.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của các tổ chức tín dụng trong năm 2024 và những năm tiếp theo là xử lý nợ xấu. Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua cho phép các tổ chức tín dụng được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm là dự án bất động sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2025, quy định này mới có hiệu lực.
-
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội -
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024 -
Các ngân hàng đóng vai trò mắt xích quan trọng trong thực thi ESG
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"