-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hải Phòng cần “tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm” -
Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 9,1%, cao nhất cả nước -
Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt 506 tỷ USD -
Quảng Nam ghi dấu ấn với ba nhiệm vụ đột phá chiến lược -
Chỉ số Phát triển con người Việt Nam cải thiện mạnh mẽ -
Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt hai con số
HDI của Việt Nam đã liên tục tăng lên trong những năm gần đây. |
Về HDI, các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới được chia thành 4 nhóm: nhóm 1 - nhóm rất cao, có HDI từ 0,800 trở lên; nhóm 2 - nhóm cao, có HDI từ 0,400 đến dưới 0,800; nhóm 3 - nhóm trung bình, có HDI từ 0,550 đến dưới 0,400; nhóm 4 - nhóm thấp, có HDI dưới 0,550.
HDI của Việt Nam đã liên tục tăng lên trong những năm gần đây. Theo đó, Việt Nam đã chuyển từ nhóm trung bình lên nhóm cao từ năm 2019 đến nay.
Việt Nam có vị trí về HDI cao hơn vị trí về thu nhập - tức là thứ bậc về HDI cao hơn thứ bậc về thu nhập. Điều đó là phù hợp với nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường theo định hướng vì con người.
Tuy nhiên, về HDI, Việt Nam vẫn còn đứng ở thứ bậc thấp. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 7 (cách khá xa so với Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, thấp hơn Indonesia, Philippines); đứng thứ 28 ở châu Á và đứng thứ 116/158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh.
Trong các chỉ số thành phần, thì sức khỏe - biểu hiện chủ yếu là tuổi thọ bình quân (với giá trị cao nhất là 85 năm, giá trị thấp nhất là 20 năm) của Việt Nam đạt mức cao nhất trong 3 chỉ số thành phần. Tuổi thọ bình quân của Việt Nam đạt 73,7 năm, đứng thứ 5 ở khu vực Đông Nam Á, cao hơn mức bình quân 72 năm của khu vực này, đứng thứ 26 ở châu Á và cao hơn mức 73 năm của châu lục này; đứng thứ 87 trên thế giới và cao hơn mức 73 của thế giới.
Đây là kết quả tổng hợp của thu nhập, văn hóa, thể thao, là kết quả trực tiếp của công tác y tế và chăm sóc sức khỏe. Về mặt này, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống khám chữa bệnh được hình thành ở 4 cấp (xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp/huyện, quận, thành phố, thị xã/tỉnh, thành phố/trung ương). Bên cạnh các cơ sở khám chữa bệnh công lập, còn có hàng vạn cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập…
Tuy nhiên, số giường bệnh bình quân 1 vạn dân còn thấp, nhiều bệnh viện ở tuyến trên còn tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép, nằm giường kê ở hành lang…, còn không ít lao động làm việc ở khu vực không chính thức, không ít người già không có tiền hưu trí, bảo hiểm y tế…
Thu nhập (GNI tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương bình quân đầu người với giá trị tối đa là 75000, giá trị tối thiểu là 100) của Việt Nam năm 2020 đạt 0.664 - cao thứ 2 trong 3 chỉ số thành phần. Đây là kết quả tích cực của việc tăng trưởng liên tục trong thời gian dài (tính đến năm 2020 đạt 39 năm, dài thứ hai thế giới), với tỷ giá VND/USD ổn định trong gần 10 năm qua và tốc độ tăng dân số giảm xuống còn mức thấp (tỷ suất tăng tự nhiên chỉ còn 0,93%, tỷ lệ tăng chung chỉ còn 0,95%), tốc độ tăng năng suất lao động đạt khá; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp cao lên…
Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, nên GNI bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp (năm 2021 ước đạt 10.709 USD), thấp thứ 7 ở Đông Nam Á, thứ 26 ở châu Á và thứ 81/116 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh. Tốc độ tăng năng suất khá nhưng mức năng suất lao động còn thấp. “Cơ cấu dân số vàng” có xu hướng qua nhanh, “cơ cấu dân số già” đến nhanh, làm cho Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ “tụt hậu xa hơn” và nguy cơ “chưa giàu đã già”…
Chỉ số giáo dục của Việt Nam đã tăng từ 0,618 năm 2016 lên 0,621 năm 2017, lên 0,625 năm 2018, lên 0,641 năm 2019 và lên 0,640 năm 2020. Có 5 địa phương có chỉ số giáo dục năm 2020 cao nhất Việt Nam, là Hà Nội 0,783; Đà Nẵng 0,763, Hải Phòng 0,732, TP.HCM 0,730, Hưng Yên 0,692.
Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng có những hạn chế, thách thức. Đối với mẫu giáo, số học sinh bình quân một lớp học, bình quân một giáo viên nhiều nơi còn cao. Đối với phổ thông, việc chuẩn hóa cấp học, giáo trình, mật độ học sinh, lớp học cấp tiểu học ở một số đô thị lớn, chế độ đối với giáo viên… cần được quan tâm. Đối với đại học, cao đẳng, cần quan tâm hoàn thiện cơ cấu môn học, cơ cấu đào tạo ngành, nghề, lý thuyết và thực hành, đào tạo và sử dụng…
Cùng với đó, cơ cấu đào tạo có sự chuyển dịch, nhưng vẫn còn tình trạng “thầy nhiều hơn thợ”… Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu… Tăng trưởng về số lượng là cần thiết, nhưng nâng cao về chất lượng còn quan trọng hơn.
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hải Phòng cần “tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm” -
Công nhận huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao -
Sửa quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng -
Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 9,1%, cao nhất cả nước
-
Đầu tư phát triển văn hóa cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau -
Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt 506 tỷ USD -
Quảng Nam ghi dấu ấn với ba nhiệm vụ đột phá chiến lược -
Chính phủ cho ý kiến về 6 đề nghị xây dựng luật, 1 dự án pháp lệnh -
Chỉ số Phát triển con người Việt Nam cải thiện mạnh mẽ -
Nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến -
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority