
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
-
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD
![]() |
Trụ sở chính của Evergrande tại Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Reuters |
Thông tin người đứng đầu China Evergrande rơi vào tầm ngắm của cảnh sát đã làm gia tăng lo ngại về tương lai của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc, trong bối cảnh tập đoàn này đang vật lộn với mối đe dọa ngày càng lớn về phát mại tài sản.
Bloomberg đưa tin hôm 27/9 rằng ông Hui Ka Yan, người sáng lập Evergrande vào năm 1996, đã bị cảnh sát bắt giữ trong tháng này và đang bị giám sát tại một địa điểm được chỉ định. Tuy nhiên, lý do tại sao ông Hui Ka Yan bị giám sát vẫn còn là dấu hỏi.
Với khoản nợ hơn 300 tỷ USD - gần bằng quy mô GDP của Phần Lan, tập đoàn Evergrande đã trở thành "bom nợ" trong cuộc khủng hoảng hiện nay của bất động sản Trung Quốc - lĩnh vực vốn đóng góp tới khoảng 25% sản lượng kinh tế.
Theo Reuters, một nhóm chủ nợ lớn ở nước ngoài đang lên kế hoạch cùng đệ đơn kiện Evergrande lên tòa án yêu cầu phát mại tài sản thu hồi nợ nếu tập đoàn này không nộp kế hoạch cơ cấu nợ mới vào cuối tháng 10.
Một số nhà phân tích cho rằng kế hoạch tái cơ cấu của Evergrande có vẻ sẽ bị chùn bước và nguy cơ tập đoàn này bị phát mại đang tăng lên.
Giao dịch cổ phiếu Evergrande niêm yết tại Hong Kong và cổ phiếu của công ty dịch vụ bất động sản và xe điện của tập đoàn này cũng bị đình chỉ vào ngày 28/9.
Cổ phiếu của Evergrande kết thúc phiên giao dịch ngày 27/9, ở mức 0,32 đô la Hong Kong.
Trước đó, cổ phiếu của Evergrande được giao dịch trở lại vào cuối tháng 8/2023, sau 17 tháng bị tạm dừng.
Khủng hoảng nợ của Evergrande nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn sau khi "quả bom nợ" tiết lộ rằng do cuộc điều tra đối với công ty con Hengda Real Estate, tập đoàn này đã không thể phát hành trái phiếu mới theo kế hoạch cơ cấu lại nợ.
Theo Reuters, Hengda Real Estate đang bị cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc điều tra vì nghi ngờ vi phạm công bố thông tin. Diễn biến trên xảy ra một tuần sau khi cảnh sát bắt giữ một số nhân viên tại Evergrande Financial Wealth Management, một công ty quản lý tài sản của tập đoàn.
Đầu tháng này, Evergrande đã trì hoãn cuộc họp tái cơ cấu nợ với các chủ nợ. Trong thông báo của mình, Evergrande cho biết "doanh số bán hàng của tập đoàn đã không được như mong đợi" kể từ sau thông báo tái cơ cấu nợ vào tháng 3.
Vì vậy, Evergrande "cho rằng cần phải đánh giá lại các điều khoản của đề xuất tái cơ cấu để đáp ứng được tình hình khách quan của công ty và nhu cầu của các chủ nợ".
Tháng trước, Evergrande đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 15 tại một tòa án Mỹ, cho phép tòa án phá sản Mỹ can thiệp vào các vụ phá sản xuyên biên giới liên quan đến các công ty nước ngoài đang được tái cơ cấu từ các chủ nợ.
Tianji Holdings, một chi nhánh của Evergrande và công ty con của nó, Scenery Journey, cũng đã nộp đơn xin bảo hộ theo Chương 15 tại tòa án phá sản Manhattan.
Evergrande vỡ nợ vào năm 2021 và công bố kế hoạch tái cơ cấu nợ nước ngoài vào tháng 3/2023 sau khi vật lộn để hoàn thành các dự án và trả nợ cho các nhà cung cấp và bên cho vay.

-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi không biến thương mại thành vấn đề chính trị hoặc an ninh -
Chủ tịch Fed: Không nên vội giảm lãi suất, cần phải chờ đánh giá tác động thuế quan
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách