
-
Huế mời gọi đầu tư dự án kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
-
TP.HCM đề xuất gỡ vướng cho loạt dự án lớn trên địa bàn
-
Tư lệnh ngành Xây dựng ra công điện yêu cầu khởi công 5 dự án trong tháng 6/2025
-
Đề xuất bố trí 11.983 tỷ đồng để đầu tư đường Vành đai 4 đoạn qua TP.HCM
-
Hải Phòng quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công -
Giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025: Áp lực cuối năm
Đề cập đến vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long trong phiên thảo luận tại hội trường sáng nay (3/6), Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Đoàn Cà Mau) cho rằng, không chỉ ông mà nhiều đại biểu, không chỉ đại biểu ứng cử ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều thừa nhận một điều là giao thông đang là điểm nghẽn, đã và đang làm cản trở sự phát triển của vùng này. “Còn đại biểu nào chưa biết, tôi trân trọng kính mời một lần đi xe từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau”, ông Hận nói.
Ông Hận đề nghị cần ưu tiên vốn đầu tư các tuyến giao thông quan trọng mang tính kết nối vùng từ Long An đến Cà Mau, đồng thời sớm đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn tuyến cao tốc từ Cần Thơ đến mũi Cà Mau để hoàn thiện mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia suốt chiều dài đất nước.
Một đề xuất nữa mà ông Hận chia sẻ với các đại biểu Quốc hội là cần đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 hai công trình, đó là mở rộng Quốc lộ 1a đoạn qua thành phố Cà Mau và tuyến tránh nội đô thành phố Cà Mau.
Chia sẻ về vấn đề này, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.HCM) cũng mong muốn Chính phủ quan tâm đến đồng bằng sông Cửu Long bởi tình trạng bức xúc về đầu tư công, nhất là đường bộ ở khu vực này.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng |
Phản hồi đề xuất của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, “trong nhiệm kỳ vừa rồi, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến đồng bằng sông Cửu Long”.
Bộ trưởng Dũng dẫn chứng, trong nhiệm kỳ 5 năm qua, ngành giao thông vận tải đã bố trí cho đồng bằng sông Cửu Long 41 nghìn tỷ chiếm khoảng hơn 32-33%, ngành nông nghiệp đã bố trí hơn 15 ngàn tỷ chiến hơn 30% của cả nước, ngành tài nguyên môi trường đã bố trí 4.750 tỷ/15 nghìn tỷ cũng chiếm 30% của cả nước trong các chương trình biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã quyết định bổ sung thêm 2.500 tỷ từ dự phòng ngân sách trung ương hàng năm và dự phòng chung này để phục vụ cho các dự án chống sạt lở.
“Hôm trước tôi cũng đã nói, đối với đồng bằng sông Cửu Long, đây là một điểm nghẽn rất lớn hiện nay. Chúng tôi đã nhận thức được Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành trong khả năng cân đối ngân sách của mình tập trung ưu tiên hơn cho đồng bằng sông Cửu Long”, Bộ trưởng Dũng cho hay.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, tuyến cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh về đến Cần Thơ cần hoàn thành sớm để tạo huyết mạch, động lực cho tăng trưởng cho phát triển của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

-
Đề xuất bố trí 11.983 tỷ đồng để đầu tư đường Vành đai 4 đoạn qua TP.HCM -
Hải Phòng quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công -
Giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025: Áp lực cuối năm -
Tín hiệu thuận cho việc nâng đời Cảng hàng không Chu Lai theo phương thức PPP -
Lãnh đạo tỉnh Bình Định phản hồi về đề xuất lập khu thương mại tự do -
Bình Phước, Đắk Nông thống nhất khởi công một số gói thầu dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dịp 30/4 -
Đóng điện thành công đường dây 500 kV Phố Nối - Thường Tín
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản
-
“Thưởng Ngoạn Xứ Trung” cùng Nhôm An Lập Phát
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?