
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân
-
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng
![]() |
Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Kim Anh trình bày tờ trình. |
Chiều 31/3, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã họp phiên toàn thể thẩm tra tờ trình của Chính phủ về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, qua sơ kết 3 năm thực hiện cho thấy Nghị quyết 42 vẫn hoàn toàn đúng định hướng, có tác động tích cực, tỷ lệ nợ xấu đã giảm, ý thức trách nhiệm của người vay tiền đã tốt hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được còn một số vướng mắc cần xem xét tổng kết để xử lý, nhằm xử lý hiệu quả hơn nợ xấu. Nghị quyết 42 đã yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật để luật hoá vấn đề này. Tuy nhiên, ông Thanh cho biết, đến ngày 29/3 mới nhận được hồ sơ và hồ sơ cũng chưa hoàn thiện yêu cầu nêu trên.
Trình bày tờ trình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh nêu rõ, qua gần 5 năm thi hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31/12/2021 là 412,7 nghìn tỷ đồng, giảm 6,32% so với cuối năm 2020 và giảm 17,21% so với ngày 14/8/2017.
Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14.
Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 196,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,79% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý). Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 là 100,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,51% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã xử lý). Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 82,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,70% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã xử lý).
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/12/2021 đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực (trung bình từ năm 2012 – 2017, hệ thống các tổ chức tín dụng xử lý được khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Phó thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết, trước khi có Nghị quyết số 42/2017/QH14, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm và khách hàng trả nợ còn chưa cao.
Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực, xử lý nợ xấu nội bảng thông qua hình thức khách hàng trả nợ tăng cao, từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 148,0 nghìn tỷ đồng (chiếm 38,93% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã xử lý), cao hơn nhiều so với tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu trước khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực (tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả trung bình năm từ 2012-2017 nợ/tổng nợ xấu là khoảng 22,8%).
Có thể nói Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã tạo cơ chế xử lý hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Tiếp tục thí điểm để đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu
Nghị quyết số 42/2017/QH14 chỉ kéo dài 5 năm và sẽ hết hiệu lực thi hành sau ngày 15/8/2022.
Phó thống đốc Nguyễn Kim Anh đánh giá, khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14.
Điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng/VAMC, cũng như quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng. Những cơ chế, chính sách hỗ trợ xử lý nợ xấu không được tiếp tục triển khai sẽ không khuyến khích, không huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
Việc thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ tổ chức tín dụng, VAMC xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu. Các khoản nợ xấu đang xử lý theo Nghị quyết số 42/2017/NQ14 sẽ chuyển sang việc xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan sẽ gây khó khăn cho tổ chức tín dụng khi tiếp tục xử lý khoản nợ xấu đó, dễ dẫn đến việc phát sinh những tranh chấp giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Bên cạnh đó, các khó khăn, vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác (đặc biệt liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu) nếu không được tiếp tục thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến trình xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình xử lý tổ chức tín dụng yếu kém. Do đó, cần thiết phải tiếp tục duy trì các chính sách hiệu quả mà Nghị quyết số 42/2017/QH14 mang lại nhằm đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, tránh những tranh chấp phát sinh trong thực tiễn.
Vì thế, Chính phủ đề nghị được kéo dài thời hạn thực hiện toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 trong thời hạn 2 năm, từ ngày 16/8/2022 đến hết ngày 15/8/2024.
Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng trình tự thủ tục rút gọn và thông qua Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 tại 1 kỳ họp vào tháng 5/2022.

-
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt -
Khoảng trống pháp lý cho mô hình tập đoàn ngân hàng; Trái phiếu phát hành chủ yếu để đảo nợ
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây