
-
Việt Nam lần đầu đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về tăng trưởng xanh
-
Đối tác châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam thiết lập thị trường các-bon
-
Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi “Đổi mới vì Tương lai Dân số châu Á”
-
SUEZ và Sonadezi hợp tác chiến lược cung cấp giải pháp môi trường tích hợp cho khu công nghiệp tại Việt Nam
-
Hải Phòng tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững -
Xây khuôn khổ pháp lý cho sàn giao dịch các-bon trong nước
![]() |
Thuốc lá được bày bán trong một cửa hiệu ở Đức. (Nguồn: iamexpat.de) |
Phóng viên TTXVN tại Berlin đưa tin, ngày 25/11, các chính trị gia thuộc liên đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) trong Chính phủ Đức đã kêu gọi ban hành một lệnh cấm hoàn toàn hoạt động quảng cáo các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Nông nghiệp và Thực phẩm Đức Julia Kloeckner cho rằng bất kể đó là thuốc lá có đầu lọc hay thuốc lá điện tử, các sản phẩm có chứa chất nicotine gây nghiện đều không được phép quảng cáo, kể cả trong rạp chiếu phim cũng như trên các tờ quảng cáo.
Bộ trưởng Julia Kloeckner đã đề xuất chính phủ ban hành lệnh cấm quảng cáo thuốc lá trong các rạp chiếu phim dành cho thanh thiếu niên vào năm 2021 và một lệnh cấm quảng cáo các sản phẩm có chứa chất gây nghiện nicotine trên các tờ rơi và biển quảng cáo vào năm 2022.
Đề xuất trên của Bộ trưởng Nông nghiệp và Thực phẩm Đức Julia Kloeckner đã ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ Thủ tướng Đức Angela Merkel. Trước đó, trong một tuyên bố hồi đầu năm 2019, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh theo quan điểm của bà, Berlin cần ban hành một lệnh cấm quảng cáo các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, hiện đề xuất cấm quảng cáo trên các sản phẩm thuốc lá này vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi ngay trong liên đảng bảo thủ CDU/CSU. Theo ông Joachim Pfeiffer, người phát ngôn chính sách kinh tế của đảng CDU/CSU, lệnh cấm quảng cáo đối với các sản phẩm thuốc lá cũng như thuốc là điện tử là đi ngược lại với Hiến pháp của Đức.
Từ năm 1975, quảng cáo thuốc lá ở Đức đã bị cấm trên các phương tiện truyền thông như đài phát thanh và đài truyền hình. Năm 2003, Chính phủ Đức tiếp tục bổ sung thêm lệnh cấm quảng cáo thuốc lá trong rạp chiếu phim trước 6 giờ tối và đến năm 2007, Berlin áp dụng thêm lệnh cấm quảng cáo thuốc lá trên các tờ báo, tạp chí và trên mạng internet.
Mặc dù đã có cam kết với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi năm 2005 về việc ban hành lệnh cấm toàn diện đối với các hình thức quảng cáo thuốc lá, chậm nhất là đến năm 2010, song đến nay, Đức vẫn là quốc gia duy nhất trong Liên minh châu Âu (EU) cho phép các công ty thuốc lá quảng cáo sản phẩm của họ trong rạp chiếu phim và trên các tờ quảng cáo.
Thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới khoảng 120.000 trường hợp tử vong mỗi năm ở Đức, đồng thời còn gây ra thiệt hại khoảng 80 tỷ euro/năm cho nền kinh tế đầu tàu châu Âu này. Tuy tỷ lệ người hút thuốc lá trong những năm qua đã giảm, nhưng Đức vẫn là một trong những nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất châu Âu.

-
Hải Phòng tạo hệ sinh thái kinh doanh năng động, hướng tới xây dựng thành phố quốc tế -
Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi “Đổi mới vì Tương lai Dân số châu Á” -
Hà Nội phấn đấu năm 2025 trồng mới hơn 700.000 cây xanh -
SUEZ và Sonadezi hợp tác chiến lược cung cấp giải pháp môi trường tích hợp cho khu công nghiệp tại Việt Nam -
Từ động đất Myanmar, nhìn lại khả năng chống chọi thiên tai của Việt Nam -
Hải Phòng tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững -
Xây khuôn khổ pháp lý cho sàn giao dịch các-bon trong nước
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản
-
“Thưởng Ngoạn Xứ Trung” cùng Nhôm An Lập Phát
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025