
-
Hải Phòng góp 10.960 tỷ đồng vào dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
-
Đề xuất vay 147 triệu USD nâng cấp tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang
-
Nghệ An sắp lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Quỳnh Lập
-
TP.HCM trình 4 dự án hạ tầng theo hợp đồng BOT, tổng vốn 57.000 tỷ đồng
-
Khánh Hòa: Danh tính 11 dự án trong kết luận thanh tra, kiểm tra được gỡ vướng -
Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ thực hiện dự án khu công nghiệp hơn 4.500 tỷ đồng
![]() |
Một đoạn cao tốc Nội Bài - Lào Cai do VEC đầu tư, vận hành, khai thác. |
Chiều 18/2, Chính phủ đã có Báo cáo số 114/BC – CP gửi Quốc hội tiếp thu, giải trình về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Về nhu cầu huy động vốn đầu tư và tính cấp bách phải bổ sung vốn điều lệ cho VEC, Chính phủ cho biết, theo Chiến lược sản xuất kinh doanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 của VEC đã được phê duyệt, nhu cầu huy động vốn của đơn vị này cho những dự án trong giai đoạn 2021 – 2025 là khoảng 14.890 tỷ đồng (để hoàn thành các hạng mục còn lại của Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và chuẩn bị đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM- Long Thành).
Nhu cầu vốn đầu tư của VEC cho giai đoạn 2026 – 2030 là khoảng 30.500 tỷ đồng (để hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành và chuẩn bị đầu tư mở rộng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai, mở rộng các dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông...).
Tiến độ hoàn thành các Dự án nói trên theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền là rất gấp rút, trong đó: các tuyến giao thông kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành như cao tốc TP.HCM - Long Thành phải cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và Bến Lức - Long Thành phải hoàn thành ngày 30/9/2026.
VEC cũng phải đồng thời khẩn trương triển khai chuẩn bị đầu tư và khởi công trong năm 2025 đối với các dự án: mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Yên Bái - Lào Cai), mở rộng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, hoàn thành các hạng mục còn lại của cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi...
Để có thể huy động được các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng để thực hiện đầu tư theo tiến độ nêu trên thì cần thiết phải trình Quốc hội xem xét, chấp thuận phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho VEC càng sớm càng tốt.
Việc chưa được tăng vốn điều lệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VEC. Nếu được tăng vốn, VEC sẽ đủ điều kiện để huy động các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng để thực hiện đầu tư các Dự án, đặc biệt là mở rộng các tuyến cao tốc do VEC đang quản lý vận hành khai thác (hiện nay nhiều đoạn tuyến đã mãn tải) và thực hiện các dự án cao tốc khác trong tương lai, góp phần vào việc xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ quốc gia nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung...
“Ngoài ra, tăng vốn điều lệ tạo cơ sở pháp lý cho các tài sản kết cấu hạ tầng là đường cao tốc do VEC đang khai thác để thực hiện việc hạch toán kế toán và trích khấu hao theo quy định. Do vậy, việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho VEC là rất cấp bách”, Chính phủ khẳng định.
Tại Báo cáo số 114, Chính phủ đã làm rõ số vốn điều lệ đề nghị bổ sung là 38.251 tỷ đồng (thay vì 72.602 tỷ đồng như văn bản số 2393/TTg-KTTH ngày 30/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và nguồn bổ sung vốn điều lệ.
Cụ thể, tại văn bản số 2393/TTg-KTTH ngày 30/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương điều chỉnh vốn điều lệ của VEC đến năm 2019 là 72.602 tỷ đồng (bao gồm 1.000 tỷ đồng là số vốn điều lệ hiện có và 71.602 tỷ đồng là số vốn điều lệ đầu tư bổ sung).
Mức vốn điều lệ này được xây dựng trên cơ sở Quyết định 2072/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc của VEC (Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài – Lào Cai, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành).
Theo đó, nhà nước đầu tư trực tiếp vào 5 dự án nói trên với tổng vốn là 71.602 tỷ đồng, trong đó toàn bộ số vốn ODA đang thực hiện theo hình thức cho vay lại được chuyển sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp vào dự án.
Trong quá trình thực hiện có sự thay đổi về tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn, trong đó nguồn vốn VEC tự thu xếp tăng lên và thực tế giải ngân các nguồn vốn đến thời điểm 2024 là 36.689 tỷ đồng (đã được cơ quan có thẩm quyền và VEC đối chiếu, xác nhận).
Do vậy, VEC đã đề xuất sử dụng 36.689 tỷ đồng đã giải ngân này và 1.562 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Đầu tư phát triển của VEC để bổ sung đầu tư vốn điều lệ trong giai đoạn 2024 - 2026.
Mức vốn điều lệ 38.251 tỷ đồng đề nghị đầu tư bổ sung cho VEC đã phù hợp với các quy định pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Hiện nay, một số dự án do VEC làm chủ đầu tư vẫn đang tiếp tục giải ngân (bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước).
Do đó, sau khi hoàn thành các dự án, VEC sẽ tiếp tục báo cáo cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho VEC từ số vốn đã giải ngân, dự kiến mức vốn điều lệ tiếp tục đầu tư bổ sung trong giai đoạn tiếp theo (từ năm 2027) là khoảng 4.000 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách nhà nước).
Chính phủ khẳng định, việc cấp bổ sung vốn điều lệ trên cơ sở số vốn đầu tư công đã giải ngân sẽ đảm bảo toàn bộ số tiền ngân sách nhà nước đã chi ra được chuyển thành vốn của doanh nghiệp; doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn phần vốn ngân sách nhà nước đã cấp.
Về trách nhiệm của doanh nghiệp được bổ sung vốn điều lệ, Chính phủ cho biết là các tài sản đường cao tốc đang được VEC tạm ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp.
VEC có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, tuân thủ quy định của pháp luật về kiểm toán, kế toán, thuế và có trách nhiệm bảo toàn, phát triển nguồn vốn điều lệ được bổ sung theo các quy định pháp luật có liên quan.
-
TP.HCM trình 4 dự án hạ tầng theo hợp đồng BOT, tổng vốn 57.000 tỷ đồng -
Khánh Hòa: Danh tính 11 dự án trong kết luận thanh tra, kiểm tra được gỡ vướng -
Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ thực hiện dự án khu công nghiệp hơn 4.500 tỷ đồng -
Thống nhất nâng cấp sớm cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên lên quy mô 6 làn xe -
Đà Nẵng bãi bỏ chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn 1.000 tấn đêm/ngày -
Đề xuất mở rộng Khu công nghiệp Tam Thăng 2 hơn 111 ha, vốn đầu tư 600 tỷ đồng -
Cú “nhấn ga” trị giá tỷ đô của SK và sự trở lại của nhà đầu tư Hàn Quốc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/2
-
2 Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử
-
3 Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi
-
4 Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị cho Hà Nội, TP.HCM
-
5 Quyết định đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đang đàm phán khoản vay với đối tác
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang