
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
![]() | ||
Phối cảnh Sân bay Long Thành |
Kết quả, các thành viên Chính phủ đã nhất trí về chủ trương đầu tư Dự án. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông - Vận tải hoàn thiện tờ trình, thừa ủy quyền của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án.
“Đây là dự án quan trọng của quốc gia nên phải thông qua Quốc hội”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói.
Liên quan đến dự án này, Thủ tướng yêu cầu Tờ trình cần nói rõ hơn sự cần thiết của Dự án, tại sao không mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Biên Hòa mà lại đầu tư Sân bay Long Thành; quy mô, hiệu quả Dự án, nguồn vốn cho Dự án…, cũng như vấn đề liệu việc triển khai Dự án có ảnh hưởng đến nợ công hay không.
Được biết, cuối tuần này, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ được đưa ra lấy ý kiến các thành viên Ủy ban.
Trước đó, theo Bộ Giao thông - Vận tải, cần thiết phải đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn I từ nay đến năm 2025 sân bay này sẽ được xây dựng hai đường cất hạ cánh, nhà ga trung tâm 2 cánh để có thể đón 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng mỗi năm với dự toán kinh phí trên 7,8 tỷ USD, tương đương khoảng 164.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian đưa vào sử dụng nhằm giải quyết vấn đề quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất cũng như giảm áp lực về huy động vốn, một đường cất hạ cánh và một nhánh nhà ga sẽ được xây dựng và khai thác sớm, (giai đoạn 1a) vào khoảng năm 2023 với kinh phí 5,66 tỷ USD - tương đương khoảng 119.000 tỷ đồng. Khi đó, nhu cầu sử dụng đất trước mắt cũng chỉ cần 2.500 ha thay vì phải giải phóng cùng lúc 5.000 ha.
Tờ trình của Bộ Giao thông - Vận tải khẳng định, việc mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để đạt công suất 40-50 triệu khách vào năm 2025 - 2030 là không khả thi.
Vấn đề cải tạo sân bay Biên Hòa thành cảng quốc tế hỗ trợ cho Tân Sơn Nhất cũng tương tự, trong khi năm 2013 Tân Sơn Nhất đã đạt lưu lượng 20 triệu khách và sẽ chạm ngưỡng thiết kế 25 triệu vào 2-3 năm tới. Trong khi đó dự kiến con số này năm 2025 lên đến 40 triệu khách.
Thông tin từ ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, hiện Bộ đang kêu gọi các nhà đầu tư tham gia Dự án, và giảm tối đa vốn đầu tư từ Nhà nước.
Thanh Hà
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025