-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho biết, đến cuối năm 2015, nợ công ở mức 62,2% GDP, sát mức trần 65% GDP; nợ Chính phủ ở mức 50,3% GDP và nợ nước ngoài ở mức 43,1% GDP.
“Tôi cho rằng, nới trần nợ công là cần thiết, vì phải tạo dư địa cho Chính phủ giải quyết các chính sách, điểm nghẽn nền kinh tế. Tuy nhiên, trần nợ Chính phủ kiên quyết phải giữ dưới 55% GDP”, ông Ngân đề xuất.
Theo ông Ngân, hiện nợ công Việt Nam khá cao, đứng hạng 71 trong số 200 quốc gia nợ công cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu so với GDP bình quân đầu người thì đứng thứ 133.
Nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn, song vay nợ phải trong khả năng thanh toán để đảm bảo phát triển bền vững. Ảnh: Chí Cường |
“Cần nới trần để Chính phủ mới có dư địa để điều chỉnh chính sách, theo hướng giảm dần. Đề án Tái cơ cấu kinh tế 2016 - 2020 đã theo lộ trình điều chỉnh xuống trần nợ công. Tôi chấp nhận với kịch bản tái cơ cấu này, với tư duy phân bổ nguồn lực, phân bổ ngân sách theo hướng phân bổ cho các khu vực cấp bách, chặn ngay các dự án chưa cần thiết”, ông Ngân khẳng định.
Đại biểu Lê Kim Toàn (Bình Định) cũng cho rằng, chúng ta không sợ vay nợ nhiều, chỉ sợ vay nợ làm ăn không hiệu quả. Cũng như trong gia đình, muốn phát triển kinh tế thì phải bỏ vốn ra làm ăn, vốn không đủ thì đi vay, không thể tay không bắt giặc được. Nhưng phải làm ăn hiệu quả và phải trả được nợ vay.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư bên hành lang Quốc hội, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “Để đảm bảo bền vững, an toàn nợ công thì dứt khoát chúng ta phải khống chế trần nợ công không quá 65% và nợ nước ngoài không quá 55%, cho đến năm 2020. Quyết tâm của Chính phủ trình Quốc hội là sẽ không nới trần nợ công”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.
Theo Phó thủ tướng, vấn đề nới hay không nới trần nợ công cũng đã được Chính phủ, các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế bàn thảo khá nhiều. Không ít ý kiến cho rằng, đất nước đang khó khăn, chưa có nhiều của ăn của để thì phải đi vay để phát triển, thậm chí có người đặt câu hỏi, có nước phát triển mà nợ công trên 100%, vậy tại sao Việt Nam cứ “chốt” ở mức 65%?
“Đối với vấn đề này, Chính phủ đã tính toán rất kỹ. Trần nợ công rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Khả năng trả nợ quan trọng hơn. Nợ công sát trần 65% GDP bao gồm cả vay đảo nợ đã vượt giới hạn thông lệ quốc tế (25%). Thực tế, năm 2015, tỷ trọng này của chúng ta là 27,4%, kể cả phần trực tiếp chi để trả nợ, vay để đảo nợ. Năm 2016 - 2017 là “đỉnh của nợ”, nên nới trần thì áp lực trả nợ sẽ lớn hơn nhiều”, Phó thủ tướng nói.
Theo Phó thủ tướng, ngân sách nhà nước sẽ đầu tư vào những ngành thiết yếu và quan trọng. Nguồn vốn từ ngân sách có tính chất là “vốn mồi”, làm sao để tổng đầu tư công trong tổng đầu tư nguồn vốn toàn xã hội giảm xuống, hiệu quả đầu tư tăng lên thì đấy mới là mục tiêu của tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công. Muốn vậy, phải làm bài bản, khoa học.
“Siết chặt kỷ luật tài khóa, coi tiết kiệm là quốc sách. Cố gắng tăng thu để tăng chi, nhưng chi tiêu phải trong khả năng của nền kinh tế, chứ không để lại nợ cho đời sau. Vay nợ phải trong khả năng trả nợ, dứt khoát không nới trần nợ công”, Phó thủ tướng khẳng định.
Theo ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Chính phủ cần duy trì ngưỡng an toàn nợ công như giai đoạn 2011 - 2015 và thắt chặt việc quản lý, sử dụng vốn vay.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, có nhiều tác động mới và khó khăn khiến nguồn thu ngân sách sụt giảm, bội chi ngân sách tăng, dẫn đến phải vay nhiều hơn trong 4 năm tới. Chẳng hạn, sự suy giảm của giá dầu làm giảm nguồn thu ngân sách, cơ hội tiếp cận nguồn vốn nước ngoài với lãi suất thấp sẽ không còn, khiến việc vay thương mại với lãi suất cao tăng lên. Áp lực huy động vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển rất lớn là nguyên nhân đẩy nợ công, nợ Chính phủ luôn căng thẳng.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025