Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 10 tháng 05 năm 2024,
Chính phủ thúc địa phương lo mặt bằng cho đại dự án
Anh Minh - 25/10/2013 13:57
 
Lãnh đạo UBND 20 tỉnh, thành phố có công trình mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 đi qua phải bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch cho các đơn vị thi công trước 31/12/2013. Mặt bằng: "con ngựa khó thuần" ngáng chân dự án
TIN LIÊN QUAN
Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 gồm cả các phân đoạn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đều sẽ phải hoàn thành vào cuối năm 2015

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị kiểm điểm tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa – Cần Thơ và Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên vừa diễn ra tại Hà Nội vào giữa tuần này.

Được biết, đây là lần thứ hai trong vòng 3 tháng qua, đích thân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và môi trường và Bộ Tài chính đã phải chủ trì cuộc họp chuyên đề về mặt bằng với lãnh đạo các địa phương có 2 đại dự án triển khai trên địa bàn.

Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa – Cần Thơ gồm 40 dự án, tiểu dự án: 18 dự án BOT, dài 608 km, tổng mức đầu tư 50.624 tỷ đồng; 21 dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách – trái phiếu Chính phủ dài 696 km, tổng mức đầu tư 46.233 tỷ đồng; 1 dự án ODA dài 49 km, tổng mức đầu tư 4368 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, tốc độ triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng– yếu tố quyết định tới việc hoàn thành việc nâng cấp mở rộng 1.304 km Quốc lộ 1 và 553 km Quốc lộ 14 vào năm 2016 tuy bắt đầu có chuyển biến nhưng “vẫn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro”.

Trên thực tế, nếu “soi” báo cáo mới nhất do Bộ GTVT công bố, tính đến giữa tháng 10/2013 –2 tháng sau khi toàn bộ các dự án thành phần được khởi công, kết quả GPMB tại cả 2 đại dự án là rất đáng quan ngại.

Cụ thể, tại Dự án mở rộng Quốc lộ 1, các địa phương mới bàn giao được cho đơn vị thi công được 327/1.577 ha mặt bằng, đạt 20,74%; tiến hành tái định cư được 17/4.244 hộ dân cần phải di dời, đạt 0,41%. Ngoại trừ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Hà Tĩnh đã GPMB được xấp xỉ 50%... các địa phương còn lại vẫn còn đang loay hoay tiến hành kiểm đếm, áp giá, lập phương án đền bù.

Tại Dự án mở rộng Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên), tiến độ GPMB là rất chậm và ì ạch. Các địa phương có tuyến đường đi qua vẫn chưa thu hồi bất kỳ diện tích đất nào trong tổng số 175,26 ha cần phải giải tỏa phục vụ mở rộng.

Cần phải nói thêm rằng, để đảm bảo chất lượng, Bộ GTVT đã yêu cầu các nhà thầu chỉ tiến hành thi công khi địa phương bàn giao tối thiểu 10 km công địa sạch.
“Áp lực đối với công tác GPMB cho 2 dự án là rất căng bởi khối lượng mặt bằng còn lại là rất lớn trong khi thời gian chỉ còn lại khoảng 3 tháng”, ông Thăng phân tích.

Lo ngại thứ hai, theo lãnh đạo Bộ GTVT, là việc một số tỉnh chưa có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đơn vị làm nhiệm vụ GPMB chưa bố trí đủ nhân sự về số lượng và chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:
“Các tỉnh phải ưu tiên bố trí vật liệu cho việc thi công Quốc lộ 1, Quốc lộ 14. Đừng có qua trung gian, bảo kê này khác, tạo điều kiện cho các nhà thầu thi công. Đồng thời phải đảm bảo an toàn, chống ùn tắc giao thông. Việc GPMB phải làm quyết liệt, xử lý nghiêm đề phòng tham ô, tiêu cực, tham nhũng”.


Ngay tại cuộc hội nghị này, lãnh đạo một số địa phương đã bị Phó Thủ tướng chấn chỉnh khi nhận thức chưa “tới vấn đề” khi cho rằng trách nhiệm GPMB thuộc về chủ đầu tư và nhà đầu tư cong trình.
“Đến giờ mà các địa phương vẫn chưa nắm rõ luật thì sao GPMB không chậm (?!). Theo quy định, dù là vốn ngân sách hay BOT thì việc lo vốn GPMB, tái định cư thuộc trách nhiệm của các địa phương. Nếu cứ lơ mơ thì không thể làm được. Địa phương không lo nổi thì đề nghị Chính phủ hỗ trợ, không thể đổ lỗi cho nhà đầu tư được”, ông Thăng nhấn mạnh.

Được biết, để gỡ khó cho các địa phương, hiện Thủ tướng Chính phủ đã cho ứng trước vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện công tác GPMB cho 2 dự án với giá trị khoảng 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tốc độ GPMB chậm nên khoản ứng ngân sách này hiện mới giải ngân được khoảng 240 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, theo Bộ GTVT, việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật như điện, nước, cáp quang cũng gặp nhiều trở ngại.

“Các công trình điện, cáp quang khi đặt trên đường giao thông thì đêu có cam kết với cơ quan quản lý là khi có yêu cầu sẽ di dời trong vòng 3 ngay và tự bỏ chi phí. Tuy nhiên, khi bắt đầu vào việc, các đơn vị lại kêu không có tiền”, ông Lê Tiến Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết.

Đại diện Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam than thở rằng khoản kinh phí để di dời hệ thống cáp quang dọc phục vụ thi công Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 ước tính khoảng 600 tỷ đồng là gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn.

Bác bỏ kiến nghị Chính phủ hỗ trợ vốn của VNPT, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: những công trình có cam kết khi giải tỏa không bồi thường thì giờ cứ thế mà làm. Ngân sách hiện khó khăn không có tiền chi trả việc này.
Đối với nguồn vốn hỗ trợ GPMB, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính bảo đảm ngân sách cho các địa phương, có thể ứng vốn trước cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Các bộ, ngành trong nhiệm vụ được phân công sớm có kế hoạch cùng Bộ GTVT hoàn thành nhiệm vụ quan trọng được giao này.

“Các ngành, các cấp tại các địa phương phải coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên. Trong đó, Bí thư và Chủ tịch các địa phương phải xuống tận cơ sở để vận động nhân dân và giải quyết kịp thời các vướng mắc”, ông Phúc nhấn mạnh.

Quốc lộ 14: Mở cánh cửa giao thương Tây Nguyên
Năm 2016, Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 chính thức hoàn thiện, đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của Tây Nguyên, mở cánh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư