Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Chính quy lực lượng lao động nhìn từ Dự án đèo cả
Sơn Thắng - 14/07/2015 16:51
 
Tin tưởng vào thế hệ trẻ, tận dụng kinh nghiệm của cố vấn cấp cao, hài hòa trong cách bố trí nhân sự để chuyển giao kỹ thuật – kinh nghiệm… là những bươc đi nhằm chuyên nghiệp hóa lực lượng lao động tại Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả.

Với cương vị đứng đầu ngành giao thông, lần đầu tiên đến thăm Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Đinh La Thăng đã không khỏi bất ngờ với bộ máy quản lý một dự án có quy mô vốn lên đến 15.600 tỷ đồng và là một trong những dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia mà lại đại đa số là các cán bộ, kỹ sư trẻ.

Điều đáng ghi nhận là, với những kết quả đạt được về tiến độ và chất lượng, lực lượng nhân sự trẻ đó đã khiến cơ quan chủ quản đặt niềm tin tuyệt đối vào trình độ tay nghề của các kỹ sư trẻ đó. Bằng chứng cụ thể nhất thể hiện sự tin tưởng đó chính là, Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả được Chính phủ và Bộ Giao thông – Vận tải tin tưởng giao tiếp tục đầu tư hai dự án hầm quan trọng khác là hầm qua đèo Cù Mông và hầm Hải Vân 2.


Đội ngũ cán bộ trẻ đang đảm nhận nhiều công đoạn khó của Dự án Hầm Đèo Cả

 

Chính lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư đèo Cả, ông Tổng giám đốc Hồ Minh Hoàng là CEO thế hệ 7x, và bộ máy trợ lý, phó tổng đều thuộc thế hệ 7x và 8x. Trong đó như TS Mai (Phó tổng giám đốc), TS. Dũng (Trợ lý) đều thuộc thế hệ 7x trẻ trung…

Trong quan điểm sử dụng nhân sự, CEO Hồ Minh Hoàng rất rõ ràng khi cho rằng, với một dự án phức tạp như Hầm đường bộ Đèo Cả, muốn cán đích một cách thuyết phục, thì ngoài sự vững vàng về trình độ chuyên môn, còn cần đòi hỏi sự đam mê, tính sáng tạo và lòng nhiệt huyết. Có lẽ, chính sự kết hợp đó đã giúp Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả tiết kiệm được hơn 4.000 tỷ đồng vốn đầu tư để chuyển sang đầu tư Dự án Hầm Đèo Cù Mông.

Cũng với đặt trọn niềm tin vào sức trẻ, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả kết nối hài hòa giữa kinh nghiệm và kiến thức khoa học. Kinh nghiệm đó được quy tụ ở bộ máy cố vấn gồm những giáo sư, tiến sỹ, có bề dày kinh nghiệm trong ngành giao thông như GS. Trần Chủng, TS. Hồ Nghĩa Dũng - người từng giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải.

Trong quan điểm sử dụng nhân sự, CEO Hồ Minh Hoàng rất rõ ràng khi cho rằng, với một dự án phức tạp như Hầm đường bộ Đèo Cả, muốn cán đích một cách thuyết phục, thì ngoài sự vững vàng về trình độ chuyên môn, còn cần đòi hỏi sự đam mê, tính sáng tạo và lòng nhiệt huyết

 

Bí quyết của sự thành công của Dự án Hầm Đèo Cả trong cách quản lý là nằm ở điểm dung hòa trong cách tiếp cận giữa hai thế hệ, điều này mang tính kế thừa về kinh nghiệm thực tiễn và tiếp cận công nghệ kỹ thuật hiện đại nhất của thế giới hiện nay thông qua các kỹ sư trẻ đã học tập ở nước ngoài về, điều mà thế hệ trước tuy có bề dày kinh nghiệm nhưng do điều kiện chưa thể tiếp cận được. Sự dung hòa giữa hai thế hệ đã mang đến cho Đèo Cả một tư duy quản lý toàn diện hơn, bù trừ cho nhau, và kết quả đã nói lên tất cả.

Gần đây nhất, khi đến thăm Dự án, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã dành những lời tốt đẹp nhất dành cho cán bộ kỹ sư công trình. Phó thủ tướng nhấn mạnh, cùng với một công trình hạ tầng quan trọng là Hầm đường bộ Đèo Cả, Công ty đã đào tạo được một thế hệ kỹ sư trẻ chuyên về các dự án hầm cho đất nước, nhằm thay thế cho các vị trí vốn trước đây chỉ do các chuyên gia nước ngoài đảm nhận. Kết quả này là trái ngọt cho Tổng giám đốc Hoàng. 

Tư duy quản trị nhân sự của Công ty cổ phần Đèo Cả còn một điểm khiến không ít chuyên gia phải khâm phục, đó chính là giải pháp chuyển giao “kinh nghiệm” trong chiến lược chính quy hóa lực lượng lao động mà Tổng giám đốc Hoàng đang theo đuổi. Cách làm tuy đơn giản, nhưng phải có sự nhiệt huyết và cả niềm tin lớn mới làm được và bản thân người chuyển giao cũng nhận thức được rằng, tự hào khi được giao những công việc hệ trọng như vậy.

Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả với Công ty cổ phần Tập đoàn Hải Thạch (Phú Yên) là cổ đông sáng lập và do ông Hồ Minh Hoàng làm Chủ tịch HĐQT. Là doanh nghiệp địa phương, tất nhiên, lực lượng lao đông còn rất hạn chế khi chưa tiếp cận những tiến bộ mới nhất của công nghệ quản lý. Ông Hồ Minh Hoàng từng cho rằng, lực lượng lao động này mới chỉ là “du kích” và theo ông để đánh những “trận đánh lớn” thì cần phải có lực lượng chính quy và tinh nhuệ hơn. Đó chính là điều đó thôi thúc ông tìm những giải pháp nhằm chính quy hóa lực lượng nhân sự của Hải Thạch.

Bài toán này đã được giải đáp nhanh chóng thông qua việc luân chuyển cán bộ chủ chốt sang làm việc cùng với các kỹ sư, cán bộ có trình độ cao ở Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả, và Tổng giám đốc Hoàng xem đây là “cách tốt nhất để chuyển giao kinh nghiệm”. Hướng thứ hai, Hải Thạch và Đèo Cả mời những giảng viên đại học có uy tín trong lĩnh vực quản lý nhân sự, tài chính, kỹ thuật,… về trực tiếp mở khóa đào tạo ngắn hạn, và nội dung bài giảng phải đi sát thực tế của Tập đoàn Hải Thạch hay CTCP Đèo Cả. Những tình huống mà doanh nghiệp đối diện thực tế là những bài toán được học viên và giảng viên đem ra mổ xẻ…

Với cách làm “không giống ai” của mình, ông Hoàng nói riêng và CTCP Đầu tư Đèo Cả và Tập đoàn Hải Thạch nói chung đã tạo nên một thế hệ nhân sự kế cận trẻ tuổi nhưng đầy kinh nghiệm. Điều này sẽ là nền tảng để Đèo Cả và Hải Thạch phát triển bền vững và vươn xa.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Dự án Hầm Đèo Cả là mô hình mẫu cho hợp tác công tư
Với sự thành công của Dự án hầm đường bộ Đèo Cả đến lúc này chúng ta có thể khẳng định là chúng ta đã phát triển được mô hình đầu tư...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư