-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Con số không lớn (chỉ hơn 6,7 tỷ đồng), nhưng Jaks Hải Dương đã dằng dai 2 năm qua, chưa hoàn trả ngân sách tỉnh. Trước đây, Jaks đã từng bị Hải Dương đòi khoản nợ trên 200 tỷ đồng cho phần gốc của khoản vay tạm ứng để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương.
Sau khi Jaks Hải Dương vừa hoàn trả khoản nợ này thì vào tháng 7/2014, Hải Dương tiếp tục gửi “trát” đòi khoản nợ mà UBND tỉnh Hải Dương đã tạm ứng ngân sách để giải phóng mặt bằng Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương đầu tư theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT), trị giá 9,2 tỷ đồng.
Nhiệt điện BOT Hải Dương là dự án có số phận khá long đong, nhất là trong việc tìm kiếm đối tác để cùng triển khai. |
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Sở Tài chính Hải Dương, đến hết năm 2015, số tiền thực tế bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án là trên 6,7 tỷ đồng. Số tiền còn lại gần 2,5 tỷ đồng đã được UBND huyện Kinh Môn hoàn trả ngân sách. Như vậy, số tiền mà Jaks phải trả đợt này là trên 6,7 tỷ đồng.
“Công ty Jaks phải khẩn trương hoàn trả khoản tiền này trước ngày 30/6/2016”, lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu.
Cũng cần nhắc lại rằng, năm 2013, sau nhiều trát đòi nợ khoản tiền hơn 200 tỷ đồng được gửi đi, đã có nhiều ý kiến về việc chủ đầu tư Dự án gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, sau đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Jaks cho biết, họ không gặp khó khăn về tài chính, mà vấn đề vào thời điểm đó chỉ là chưa tìm được nhà đầu tư để cùng triển khai Dự án.
Cũng phải mất vài năm khất nợ, Jaks mới hoàn thành nghĩa vụ trả khoản nợ cũ trên 200 tỷ đồng. Khoản nợ mới, tính ra cũng đã 2 năm, nhưng Jaks Hải Dương chưa chịu trả, mà chưa biết lý do vì sao.
Được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 8/2011 và chỉ một tháng sau đó, Nhiệt điện BOT Hải Dương đã tiến hành động thổ xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi đó, rất nhiều kỳ vọng đã được đặt ra đối với dự án này. Tuy nhiên, sau nhiều năm chậm trễ triển khai, tới giữa năm 2015, Tập đoàn Jaks Resources Bhd (Malaysia) mới chính thức công bố việc ký thỏa thuận với Tập đoàn Điện lực Trung Quốc (China Power
Engineering Consulting Group Co. Ltd - CPECC) để phát triển Dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương, quy mô 1.200 MW.
Theo thỏa thuận, tỷ lệ góp vốn trong dự án này là 50:50. Trong đó, Jaks Power Holding Ltd, công ty con của Tập đoàn Jaks, góp 140,1 triệu cổ phiếu trong Công ty Jaks Pacific Power Ltd (JPP) - công ty đầu tư Dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương, với giá là 140,1 triệu USD. CPECC cũng có phần đóng góp tương tự - 140,1 triệu cổ phiếu, với giá 140,1 triệu USD. Để triển khai Dự án, nhà đầu tư sẽ sử dụng 25% là vốn chủ sở hữu, 75% còn lại là vốn vay thương mại.
Sau khi thỏa thuận được ký, cuối tháng 3/2016, Dự án chính thức được động thổ xây dựng. Theo cam kết trong hợp đồng BOT, thì trong vòng 4 năm, Jaks phải hoàn thành việc xây dựng nhà máy, nếu không sẽ bị phạt theo hợp đồng đã ký.
Một dự án phải nói là có số phận khá long đong, nhất là trong việc tìm kiếm đối tác để cùng triển khai. Đây cũng là dự án nhiều lần nhận trát đòi nợ của các cơ quan quản lý nhà nước. Số phận tiếp theo của Dự án đến đâu sẽ còn phải tiếp tục chờ đợi.
Tuy vậy, Dự án BOT Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương dù sao cũng đã vào “bệ phóng”. Trong khi đó, nhiều dự án điện BOT khác vẫn đang phải nằm chờ, mà Nhiệt điện Vân Phong 1 là ví dụ điển hình.
Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD, được đề xuất từ năm 2006 và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc giao Tổ hợp nhà đầu tư Sumitomo (Nhật Bản) và Hanoinco (Việt Nam) triển khai xây dựng theo hình thức BOT từ năm 2009. Tuy nhiên, sau đó, vì nhiều lý do, dự án này chưa thể triển khai.
Kế hoạch gần đây nhất, Dự án sẽ được khởi công vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, đến nay, kế hoạch này một lần nữa “phá sản”, với lý do là, tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa thực hiện xong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư cũng chưa đàm phán xong hợp đồng BOT với Bộ Công thương.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"