-
Thâu tóm Sabibeco, Sabeco vươn tới “ngôi vương” -
Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộ -
Hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco (HDC) vẫn giảm mạnh -
ABeam Consulting dẫn đầu cuộc cách mạng chuỗi cung ứng -
Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng -
Doanh thu tháng 10/2024 của TKV đạt 13.430 tỷ đồng
Tuyến cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km do VEC đầu tư được đưa vào khai thác từ tháng 2/2015. |
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký Quyết định số 62/QĐ – UBQLV sáp nhập Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) – Công ty TNHH MTV vào Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) – Công ty TNHH MTV.
Quyết định số 62 nêu rõ, VEC và CIPM có trách nhiệm thực hiện sáp nhập đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành; lập hợp đồng sáp nhập, tiếp nhận – chuyển giao các tài sản, công nợ, tài chính, nguồn vốn, lao động hiện có tại CIPM; thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động đối với CIPM ngay sau khi thực hiện sáp nhận theo quy định hiện hành.
VEC được kế thừa các nghĩa vụ, quyền và lợi ích tử CIPM đã xác lập; báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Thời hạn hoàn thành công việc sáp nhập là trước ngày 30/6/2021.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao Hội đồng thành viên VEC chỉ đạo và trực tiếp thực hiện việc sáp nhập; đảm bảo VEC hoạt động ổn định và phát triển.
VEC và CIPM từng là 2 tổng công ty trực thuộc Bộ GTVT có chức năng đầu tư các công trình hạ tầng đường bộ, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc.
Trong khi VEC chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ cuối năm 2018 và hiện vẫn là đơn vị đầu tàu trong lĩnh vực phát triển đường cao tốc thì CIPM được tách ra làm 2 bộ phận.
Cụ thể, một phần nhân lực và tài sản của CIPM được điều chuyển sang Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2/2021) bao gồm trụ sở làm việc, xe ô tô, một số máy móc thiết bị và phần còn lại và các nghĩa vụ liên quan được chuyển về VEC.
CIPM được Bộ GTVT thành lập trên cơ sở sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ năm 2011 trên cơ sở chuyển đổi Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (được thành lập năm 1994), Công ty TNHH MTV Quản lý và sửa chữa cầu đường 715 và Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác cầu Cần Thơ. Tổng công ty này có số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con trên cơ sở kế thừa các quyền, nhiệm vụ và nghĩa vụ hợp pháp của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, bao gồm 1 số dự án mà Bộ GTVT giao làm đại diện chủ đầu tư/chủ đầu tư.
-
Hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco (HDC) vẫn giảm mạnh -
Sản xuất của Việt Nam phục hồi trở lại trong tháng 10/2024 -
ABeam Consulting dẫn đầu cuộc cách mạng chuỗi cung ứng -
T&T Group và JTA hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao, công viên Disneyland tại Hà Nội -
Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng -
Mỹ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép Việt Nam -
Minh định dòng vốn để rõ quyền của doanh nghiệp nhà nước
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024