-
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
-
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan
Sáng nay, ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã chính thức thông qua Dự án Luật Quy hoạch, dự luật của đổi mới và cải cách.
Kết quả, đã có 455 đại biểu tham gia biểu quyết, bằng 92,67% tổng số đại biểu. Trong số đó, có 433 đại biểu tán thành, chiếm 88,19%. Như vậy, đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Luật Quy hoạch. Lần đầu tiên, Việt Nam có một dự luật riêng điều chỉnh công tác lập quy hoạch của Việt Nam.
![]() |
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch |
Được trình ra Quốc hội lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV, Dự thảo Luật Quy hoạch đã nhận được sự đánh giá cao của dư luận. Tư tưởng cải cách, đổi mới của Luật Quy hoạch được cho là sẽ tạo nên một “cuộc cách mạng” trong công tác lập quy hoạch, lâu nay manh mún, chồng chéo, kém hiệu quả, thiếu tính thị trường.
Thậm chí, nhiều đại biểu Quốc hội đã từng khẳng định, dự luật này như một “phát đại bác” bắn vào thành lũy cuối cùng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung từng “đày đọa” nhau một thời.
![]() |
Hai trong số những tư tưởng đổi mới nổi bật của Luật Quy hoạch, đó là sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia theo hướng tích cực và bãi bỏ các quy hoạch ngành, sản phẩm, thay vào đó để thị trường tự điều tiết.
Theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, với việc xây dựng được quy hoạch tổng thể quốc gia theo hướng tích hợp, việc huy động, phân bổ và sử dụng, khai thác các nguồn lực quốc gia sẽ hiệu quả hơn, mang tính thị trường hơn.
Việc triển khai thi hành Luật Quy hoạch cũng sẽ góp phần quan trọng đối với tăng cường liên kết phát triển vùng, phát huy tối đa các tiềm năng lợi thế của từng vùng, từng địa phương và từng ngành. Luật Quy hoạch cũng sẽ là công cụ quan trọng để Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế, cũng như góp phần quan trọng thay đổi phương thức quản lý của Nhà nước - trước thiên về mục tiêu quản lý, giờ vừa đảm bảo quản lý vừa đảm bảo kiến tạo, phát triển, phục vụ phát triển.
Theo kế hoạch, Dự thảo Luật Quy hoạch được thông qua vào Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV, song cuối cùng Quốc hội đã quyết định lùi thời điểm thông qua sang Kỳ họp thứ 4, để có thời gian chuẩn bị tốt hơn, Luật hoàn thiện hơn và đảm bảo khả năng thực thi.

-
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng -
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu? -
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Burundi
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng