Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Tiêu điểm đầu tư tuần qua
Chốt ngày khởi công 4 đại dự án giao thông; đầu tư 35 triệu USD vào KCN Sông Khoai
Hạnh Nguyên (tổng hợp ) - 17/06/2023 10:37
 
Thủ tướng chốt ngày khởi công 4 đại dự án giao thông; Nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đầu tư 35 triệu USD vào KCN Sông Khoai tại Quảng Ninh…

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Thủ tướng chốt ngày khởi công 4 đại dự án giao thông

Ba dự án xây dựng đường bộ cao tốc liên vùng và Dự án xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM sẽ được đồng loạt khởi công trong hai ngày 17/6 – 18/6/2023.

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ trưởng Bộ GTVT; Chủ tịch UBND TP.HCM; Chủ tịch UBND các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tổ chức khởi công các dự án đường bộ cao tốc.

Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT, Thủ tướng đồng ý khởi công đồng loạt 4 dự án thành phần thuộc Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vào ngày 17/6/2023, trong đó điểm cầu khởi công chính là tại An Giang.

UBND tỉnh An Giang được giao chủ trì, phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng trong việc kết nối các điểm cầu khởi công theo hình thức trực tuyến.

Thủ tướng cũng đồng ý tổ chức khởi công đồng loạt các dự án: đường vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột vào ngày 18/6/2023, trong đó điểm cầu khởi công chính là tại TP.HCM.

UBND TP.HCM, Bộ GTVT; UBND các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk và các địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc kết nối các điểm cầu khởi công theo hình thức trực tuyến; hoàn thành các thủ tục, các điều kiện để tổ chức khởi công.
Bộ GTVT được giao phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn các địa phương liên quan về thủ tục, điều kiện để tổ chức khởi công các dự án. Việc tổ chức các lễ khởi công các dự án phải đủ thủ tục, các điều kiện theo quy định và phải đảm bảo an toàn, trang trọng, tiết kiệm.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có tổng chiều dài khoảng 189,48 km, đi qua 4 tỉnh, thành phố: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Dự án có quy mô giai đoạn hoàn chỉnh là 6 làn xe cao tốc, mặt cắt ngang 32,25m; giai đoạn phân kỳ 4 làn xe cao tốc hạn chế, mặt cắt ngang 17m. Dự án có tổng mức đầu tư là 44.691 tỷ đồng được đầu tư từ Ngân sách trung ương. Công trình được yêu cầu hoàn thành cơ bản toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027.  

Dự án được chia làm 4 dự án thành phần, trong đó Dự án thành phần 1 dài 57,014 km do UBND tỉnh An Giang làm cơ quan chủ quản; Dự án thành phần 2 dài 37,42 km do UBND TP. Cần Thơ làm cơ quan chủ quản; Dự án thành phần 3 dài khoảng 37 km do UBND tỉnh Hậu Giang làm cơ quan chủ quản; Dự án thành phần 4 dài 58,37 km do UBND tỉnh Sóc Trăng làm cơ quan chủ quản.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5km, qua 2 tỉnh Khánh Hòa (khoảng 32,7km) và tỉnh Đắk Lắk (khoảng 84,8km) với quy mô 4 làn xe, chia làm 3 dự án thành phần (Khánh Hòa làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1, Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2, Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3), tổng mức đầu tư là 21.935 đồng (Dự án thành phần 1: 5.632 tỷ đồng, Dự án thành phần 2: 9.818 tỷ đồng, Dự án thành phần 3: 6.485 tỷ đồng) từ nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 (nguồn vốn ngân sách trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương) và nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026-2030.

Dự án đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài dự án khoảng 53,7 km (tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2 km; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 19,5 km), quy mô mặt cắt ngang giai đoạn 1 từ 4 đến 6 làn xe theo từng đoạn, giai đoạn hoàn thiện mở rộng bảo đảm quy mô 6-8 làn xe. Sơ bộ tổng mức đầu tư 17.837 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công.

Dự án được chia làm 3 dự án thành phần, trong đó Dự án thành phần 1 dài 16km, tổng mức đầu tư 6.012 tỷ đồng do UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản; Dự án thành phần 2 dài khoảng 18,2 km, tổng mức đầu tư được duyệt 6.852 tỷ đồng do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản; Dự án thành phần 3 dài khoảng 19,5 km, tổng mức đầu tư được duyệt 4.964 tỷ đồng do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan chủ quản.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài khoảng 76,34km (trong đó đoạn tuyến qua địa phận TP.HCM 47,51km; tỉnh Đồng Nai dài 11,26km; tỉnh Bình Dương dài 10,76km; tỉnh Long An dài 6,81km). Dự án có quy mô giai đoạn hoàn chỉnh là 8 làn xe cao tốc, cấp đường ô tô cao tốc 100 km/h; đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), cấp đường ô tô đô thị 60 km/h. Quy mô giai đoạn phân kỳ (giai đoạn 1) là 4 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), đầu tư không liên tục. Tổng mức đầu tư Dự án là 75.378 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và các địa phương.

Cần Thơ tập trung triển khai 14 công trình trọng điểm, vốn đầu tư hàng tỷ USD

Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, Thành phố hiện đang tập trung triển khai 14 công trình trọng điểm, trong đó có 9 Dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Thành phố.

Trong số 9 dự án trên, 3 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, 2 dự án đang đề xuất chủ trương đầu tư, 2 dự án đang triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 14.700 tỷ đồng (Dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường thích ứng của đô thị và dự án Đường vành đai phía Tây);

Có 2 dự án trọng điểm của Trung ương trên địa bàn thành phố là Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (Dự án thành phần 2);

Có 3 dự án có vốn đầu tư ngoài ngân sách là Dự án Cụm nhiệt điện Ô Môn với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ USD, Dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) với tổng mức đầu tư hạ tầng gần 3.800 tỷ đồng.

Dự án Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP. Cần Thơ thực hiện theo Nghị quyết 45 của Quốc hội với tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến 10.000 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, các công trình đều có tính chất quan trọng, có vai trò động lực cho phát triển TP. Cần Thơ. Nếu làm tốt, sớm đưa vào khai thác vận hành các công trình này sẽ mở ra không gian phát triển mới cho thành phố.

Các dự án không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong vùng ảnh hưởng của dự án bởi khi thu hồi đất nông nghiệp, người dân được đưa vào các khu tái định cư khang trang, hiện đại, đồng bộ và sẽ sớm trở thành những khu thương mại dịch vụ trong tương lai; đây cũng là cơ hội để chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại.

Chủ tịch Trần Việt Trường cho biết thêm,  cả hệ thống chính trị của Thành phố đều vào cuộc, xác định đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng”.

Hải Phòng và Hàn Quốc ký kết hợp tác với số vốn cam kết 1,5 tỷ USD

Nhằm mục đích trao đổi và thông tin đến các nhà đầu tư Hàn Quốc về môi trường đầu tư hấp dẫn của thành phố Hải Phòng; ngày 12/6, tại trụ sở Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA), Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), Thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA) tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư và thương mại Hải Phòng - Hàn Quốc năm 2023. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Hải Phòng tại Hàn Quốc từ ngày 11/6 - 14/6/2023.

Lãnh đạo thành phố Hải Phòng trao đổi, giải đáp các nội dung doanh nghiệp quan tâm tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng trao đổi, giải đáp các nội dung doanh nghiệp quan tâm tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư.

Hội nghị thu hút gần 200 doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức tư vấn đầu tư tại Hàn Quốc, chủ yếu trong các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh như sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm điện - điện tử, chip - chất bán dẫn, logistics...

Tại Hội nghị, đoàn công tác của thành phố Hải Phòng và đại diện các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu kinh tế thành phố đã giới thiệu những thông tin tổng quan về tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư, chính sách thu hút đầu tư vào Hải Phòng; lắng nghe các ý kiến trao đổi, sự chia sẻ kinh nghiệm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hàn Quốc lớn đã thành công tại thành phố Hải Phòng; giải đáp, làm rõ các quan tâm của các doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và đầu tư vào thành phố.

Phát biểu khai mạc ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh tăng cường hợp tác toàn diện với các đối tác Hàn Quốc, kêu gọi các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm khảo sát, đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng thành phố thông minh, xây dựng chính quyền điện tử, năng lượng tái tạo, sản xuất linh kiện bán dẫn, phát triển hạ tầng và đô thị, xây dựng bệnh viện và trường học... tạo thành một hệ sinh thái các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng.

Đồng thời, tiếp tục cam kết mạnh mẽ về việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh tại thành phố, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình hạ tầng giao thông mang tính liên kết vùng, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện phát triển các KCN mới tạo quỹ đất lớn sẵn sàng đón các nhà đầu tư và thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn lao động chất lượng cao, tạo điều kiện hỗ trợ cho người lao động, đảm bảo mọi nguồn lực ổn đinh để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Nguyễn Vũ Tùng nêu rõ, Việt Nam và Hàn Quốc đều là hai đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động và du lịch hàng đầu của nhau, có tính bổ trợ cao với các chuỗi sản xuất được gắn kết chặt chẽ. Là quốc gia có độ mở kinh tế rất cao, Việt Nam không tránh khỏi nhiều khó khăn về kinh tế trong nửa đầu năm 2023 do kinh tế thế giới suy giảm. Tuy nhiên, gần đây, kinh tế Việt Nam bắt đầu có một số dấu hiệu tích cực. Trong nước, các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản được đảm bảo, trong khi các chỉ số về xuất nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng, du lịch và đặc biệt là kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã phục hồi trở về mức tiệm cận năm 2022.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các Dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đến các nhà đầu tư: Dự án Bumhan Vina Heavy Industries - Nam Đình Vũ (tổng vốn đầu tư 35 triệu USD), Công ty TNHH Haewon Vina (điều chỉnh tăng vốn 43,5 triệu USD), Công ty TNHH Hala Electronics Vina (điều chỉnh tăng vốn 35 triệu USD), Công ty TNHH EST Vina HaiPhong (điều chỉnh tăng vốn 68 triệu USD). Tổng số vốn đầu tư đạt 230 triệu USD.

Đồng thời, TP.Hải Phòng và Hàn Quốc đã ký kết các thỏa thuận hợp tác trong thời gian tới với số vốn đầu tư cam kết lên đến 1,5 tỷ USD.

Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc là cơ hội để các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hàn Quốc hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư của thành phố Hải Phòng và thúc đẩy các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu và tiến tới các hoạt động đầu tư trong tương lai, tạo động lực để Hải Phòng trở thành một điểm đến đầu tư năng động, thuận lợi, an toàn; để thành công của doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng là thành công của Hải Phòng.

Tại Hải Phòng, Hàn Quốc là quốc gia có mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại toàn diện, thiết thực và hiệu quả, là đối tác quan trọng hàng đầu của thành phố. Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội mà Hải Phòng đạt được hiện nay, có dấu ấn và sự đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc. Với thế mạnh là các ngành sản xuất công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm điện - điện tử, chip - chất bán dẫn, logistics, năng lượng tái tạo, xử lý chất thải... Hàn Quốc tiếp tục được đánh giá là thị trường trọng tâm, là động lực thu hút đầu tư của Thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.

Hiện nay, Hàn Quốc đầu tư 81,5 tỷ USD tại Việt Nam, riêng tại TP.Hải Phòng là gần 10 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực điện tử, phụ tùng ô tô, máy móc. Trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu cảng Hải Phòng sang thị trường Hàn Quốc đạt 12,3 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu qua cửa khẩu cảng Hải Phòng từ thị trường Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD. Các dự án tiêu biểu của Hàn Quốc tại Hải Phòng: Tập đoàn LG (7,24 tỷ USD), Heesung (154 triệu USD), Haengsung (115 triệu USD)... Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu về cả số dự án và số vốn đầu tư trong tổng số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Hải Phòng.

Lâm Đồng: Sở Công thương kiến nghị gỡ vướng cho 50 dự án thủy điện nhỏ

Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh đề xuất xem xét bãi bỏ Văn bản số 976, ngày 13/2/2018 liên quan đến với việc dừng thu hút đầu tư và không bổ sung quy hoạch Dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở Công thương, văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành vào năm 2018 hiện không còn phù hợp với các văn bản do các cơ quan Trung ương ban hành sau này.

Cụ thể, văn bản của UBND tỉnh không phù hợp với với nội dung quy định về “Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với thủy điện” (tại khoản 2, Mục III) của Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản này hiện cũng không còn phù hợp với các quyết định do Chính phủ ban hành.

Theo đó, văn bản không phù hợp với nội dung quy định về “Định hướng phát triển thủy điện” và “Lập quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn năng lượng tái tạo” được nêu tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg, ngày 25/11/2015 của Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sở Công thương lý giải là việc khai thác năng lượng từ nguồn thủy điện nhỏ (công suất từ 30 MW trở xuống) chính là khai thác nguồn năng lượng tái tạo.

Cùng với đó là không phù hợp với nội dung quy định về “Phương án phát triển nguồn điện” được đề  tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài ra, văn bản số 976 vào năm 2018 cũng không phù hợp với các văn bản do tỉnh Lâm Đồng ban hành về sau này.

Các văn bản này gồm Kế hoạch số 135, ngày 28/7/2020 của Tỉnh ủy Lâm Đồng triển khai thực hiện Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng  lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (nội dung kế hoạch đề cập đến “Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với thủy điện”).

Tiếp đến, Kế hoạch số 6172 của UBND tỉnh Lâm Đồng về triển khai kế hoạch trên của Tỉnh ủy Lâm Đồng, trong đó UBND tỉnh có quy định về tập trung phát triển các nguồn năng lượng có lợi thế, bảo đảm tình hiệu quả, bền vững, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với thủy điện.

Đáng chú ý, Sở Công thương cho biết nếu không bãi bỏ Văn bản số 976 thì các dự án thủy điện nhỏ sẽ bị vướng mắc.

Nguyên nhân là trong Đề án Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được trình Hội đồng thẩm định Quốc gia thẩm định) đã được tích hợp vào khoảng 50 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất khoảng 500 MW.

Do vậy, sau khi Đề án Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng phê duyệt sẽ triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, trong đó các dự án thủy điện nhỏ sẽ triển khai thực hiện (phù hợp với Nghị quyết số 55-NQ/TW, Quyết định số 2068/QĐ-TTg, Quyết định số 500/QĐ-TTg, Kế hoạch số 135, Kế hoạch số 6172 được đề cập trên).

Được biết, trong nội dung Văn bản số 976, UBND tỉnh Lâm Đồng đề cập việc đang rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện quy hoạch và đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn. Do đó, tỉnh Lâm Đồng tạm dừng thu hút đầu tư và không giải quyết việc thăm dò, bổ sung quy hoạch các dự án thủy điện có công suất lắp máy nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW trên địa bàn.

Ninh Thuận đề xuất đứng ra đầu tư PPP Cảng hàng không Thành Sơn 

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai đầu tư Cảng hàng không Thành Sơn theo hình thức PPP.

Theo ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ngày 7/6/2023, Thủ tướng có Quyết định số 648/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (trong đó có Cảng hàng không Thành Sơn, tỉnh Ninh Thuận). UBND tỉnh Ninh Thuận xác định việc được bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Thành Sơn vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ giúp Ninh Thuận hoàn chỉnh đầy đủ 5 phương thức vận tải (hiện địa phương đã có các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, cảng biển, đường thủy nội địa).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đặc biệt, Cảng hàng không Thành Sơn khi được khai thác dân dụng sẽ giúp tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, mở ra động lực tăng trưởng mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh cho địa phương.

Chủ tịch UBND tinh Ninh Thuận cho biết, hiện nay UBND tỉnh đang chỉ đạo triển khai đẩy nhanh việc xây dựng Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Thành Sơn song song với việc hoàn thành quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Thành Sơn với lộ trình mong muốn sẽ sớm đưa vào khai thác hàng không dân dụng tại Cảng hàng không Thành Sơn trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025.

“Nhằm tạo điều kiện cho tỉnh Ninh Thuận trong việc kêu gọi đầu tư Cảng hàng không Thành Sơn, UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị Thủ tướng đồng ý giao UBND tỉnh Ninh Thuận là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai đầu tư Cảng hàng không Thành Sơn”, văn bản của UBND tỉnh Ninh Thuận nêu rõ.

Sân bay Thành Sơn là sân bay quân sự cấp 1, nằm ở TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Về kích thước hình học, cấu hình khu bay hiện tại của sân bay Thành Sơn có thể đáp ứng khai thác các loại tàu bay code E (như A350, B777, B787). Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ) được xây dựng từ lâu (giai đoạn những năm 1960), hiện đã xuống cấp nên cần khảo sát, tính toán để đánh giá việc cải tạo, nâng cấp bảo đảm khai thác an toàn cho máy bay hàng không dân dụng.

Đối với khu hàng không dân dụng và hạ tầng đồng bộ tại sân bay Thành Sơn cũng cần được nghiên cứu, đầu tư bảo đảm các công trình thiết yếu (nhà ga hành khách; hệ thống cung cấp và bảo trì điện, cấp thoát nước; tập kết trang thiết bị mặt đất, khẩn nguy cứu hỏa…) tùy thuộc vào nhu cầu khai thác.

Hệ thống giao thông kết nối từ Quốc lộ 27 tới sân bay phần lớn di chuyển qua khu vực doanh trại quân đội, khó bảo đảm an ninh - an toàn, hiện trạng xuống cấp nên cần khảo sát, đánh giá chi tiết để cải tạo hoặc đầu tư xây dựng mới.

Bên cạnh đó, để có thể khai thác hàng không dân dụng cần thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng các công trình bảo đảm hoạt động bay (đài kiểm soát không lưu, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị dẫn đường, thiết bị giám sát radar, thiết bị khí tượng...) với tổng chi phí ước tính khoảng 480 - 500 tỷ đồng (chưa bao gồm hệ thống thiết bị tiếp cận hạ cánh để có thể khai thác trong trường hợp thời tiết xấu và đèn tiếp cận đường cất hạ cánh, đường lăn để khai thác ban đêm).

Về quỹ đất và khả năng quy hoạch, khu vực phía Đông, Đông-Nam đường cất hạ cánh sân bay Thành Sơn có thể nghiên cứu bố trí quy hoạch khu hàng không dân dụng với các công trình đáp ứng công suất tối đa khoảng 5 triệu hành khách/năm.\

Dự án kênh Tham Lương - Bến Cát sẽ giải ngân 1.650 tỷ đồng trong năm 2023

Ngày 13/6, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã kiểm tra, giám sát tiến độ Dự áncải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Đây là một trong 3 dự án hạ tầng đô thị trọng điểm của Thành phố do Bí thư Nguyễn Văn Nên làm Tổ trưởng Tổ Giám sát.

Hai bên bờ kênh Tham Lương một số đoạn đã hoàn thành phần đóng cọc bê tông.
Hai bên bờ kênh Tham Lương một số đoạn đã hoàn thành phần đóng cọc bê tông.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM (chủ đầu tư), hiện tại 9 gói thầu đã có mặt bằng và đang thi công đóng cọc hai bên bờ kênh.

Sau 3 tháng khởi công dự án đã giải ngân được 203,8 tỷ đồng (đạt 12,35%), dự kiến đến cuối tháng 6/2023 dự án sẽ giải ngân đạt 583 tỷ đồng, đạt 35,33%. Đến cuối năm sẽ giải ngân hết số vốn bố trí cho năm 2023 là 1.650 tỷ đồng.

Ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM cho biết, hiện nay, chủ đầu tư đang gặp khó khăn về thủ tục pháp lý liên quan đến bãi tiếp nhận bùn, đất dư từ quá trình nạo vét kênh. Ngoài ra, bức tường rào tại bãi rác Gò Cát có nguy cơ đổ sập khi thi công dự án.

Trước những khó khăn gặp phải, chủ đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM cho tháo dỡ bức tường hàng rào bãi rác Gò Cát. Đồng thời, chấp thuận chủ trương cho mở rộng đường bờ kênh khu vực tiếp giáp với bãi rác Gò Cát để đảm bảo đủ hành lang đường 20 m, lòng đường 12 m thông suốt toàn tuyến như thiết kế.

Tại công trường dự án, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu chủ đầu tư tính toán cùng các nhà thầu tăng cường nhận lực, thiết bị thi công để xây dựng các hạng mục theo tiến độ đã đề ra.

Bí thư Thành ủy TP.HCM đề nghị chủ đầu tư bố trí linh hoạt thời gian thi công kể cả thi công ban đêm để rút ngắn thời gian hoàn thành 8 tháng (hoàn thành vào 30/4/2025), thay vì cuối năm 2025 như kế hoạch.

Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, chiều dài hơn 63 km đi qua 7 quận, huyện gồm: huyện Bình Chánh quận Bình Tân, quận 6, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, quận 12.

Dự án được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. HCM làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 4.000 tỷ đồng; vốn ngân sách Thành phố 4.200 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành dự kiến là ngày 30/4/2025.

Nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đầu tư 35 triệu USD vào KCN Sông Khoai tại Quảng Ninh

Theo giới thiệu của ông Yasuo Hagimoto, Chủ tịch Công ty TNHH Tamagawa Seiki (Tamagawa Seiki), các dòng sản phẩm chính của doanh nghiệp là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo chính xác cao, sản xuất cảm biến công nghệ cao cho ô tô, máy bay, sản phẩm vũ trụ… 

Ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tặng quà lưu niệm cho ông Yasuo Hagimoto, Chủ tịch Công ty TNHH Tamagawa Seiki.
Ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tặng quà lưu niệm cho ông Yasuo Hagimoto, Chủ tịch Công ty TNHH Tamagawa Seiki.

Kể từ khi thành lập vào năm 1938, Tamagawa Seiki đã vượt qua thử thách về độ chính xác góc cho thiết bị điều khiển, chẳng hạn như cảm biến, động cơ và con quay có độ chính xác cao, đồng thời cung cấp thành công những thiết bị đó cho khách hàng của mình. Nhà đầu tư này hiện đang là một trong số ít nhà sản xuất trên thế giới có khả năng phát triển và sản xuất cả cảm biến vị trí/góc hai chiều và ba chiều (không gian). 

Các đối tác lớn của Tamagawa Seiki hiện có thể kể đến gồm: Công nghiệp nặng Mitsubishi, Công nghiệp nặng Kawasaki, Công nghiệp nặng Fuji, Điện Mitsubishi, NEC, Toshiba, Hitachi, Công nghiệp Điện tử Matsushita, Toyota, Honda, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản, …

Hiện Tamagawa Seiki đang thực hiện các thủ tục đầu tư 35 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp (KCN) Sông Khoai của Tập đoàn Amata tại Quảng Ninh. Tại buổi làm việc, ông Yasuo Hagimoto bày tỏ mong muốn tỉnh Quảng Ninh quan tâm tạo điều kiện để công ty hoàn thiện nhanh các thủ tục đầu tư hệ thống nhà xưởng sản xuất.

Hoan nghênh Công ty TNHH Tamagawa Seiki đã quan tâm đầu tư trên địa bàn tỉnh, ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định tỉnh Quảng Ninh sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhất, tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án.

Theo tiến độ cam kết với nhà đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ yêu cầu các sở, ngành và đơn vị liên quan tập trung hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án trong tháng 6, bàn giao mặt bằng trong tháng 7 năm nay. Công ty TNHH Tamagawa Seiki phối hợp với các đơn vị hoàn tất các thủ tục như lập quy hoạch thiết kế, báo cáo tác động môi trường… theo đúng quy định trong tháng 9.

Dự kiến dự án sẽ được khởi công dự án trong tháng 10/2023, nhanh hơn 2 tháng so với đề xuất của nhà đầu tư. 

Đầu tư xây dựng 32,5 km cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu giai đoạn 1 quy mô 2 làn xe

Tại Công văn số 4313/ VPCP-CN ngày 13/6/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý UBND tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện đầu tư giai đoạn 1 Dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km 19+00 - Km 53+00 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) theo Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ với quy mô 2 làn xe, phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn xe.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

UBND tỉnh Hòa Bình tiếp thu ý kiến các Bộ liên quan, tổ chức triển khai đầu tư Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km 19+00 - Km 53+00 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) có tổng chiều dài là 32,5 km với điểm đầu thuộc địa phận thị trấn Đà Bắc và điểm cuối thuộc địa phận xã Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La.

Quy mô đầu tư chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thiết kế, xây dựng tuyến đường với tốc độ thiết kế 80 km/h, những đoạn có địa hình khó khăn có tốc độ thiết kế 60 km/h.

Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với Hòa Bình và với Thủ đô Hà Nội, tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối đến cửa khẩu biên giới Đông Bắc và cảng biển quốc tế Lạch Huyện. Đồng thời, giảm tải cho tuyến quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình - Sơn La, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội  các địa phương thuộc 2 tỉnh, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các địa phương.

Sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng khổ 1.435 mm

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 396/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).

Có thể nói, hệ thống đường sắt Việt Nam hiện nay đã lạc hậu so với khu vực và thế giới.
Có thể nói, hệ thống đường sắt Việt Nam hiện nay đã lạc hậu so với khu vực và thế giới.

Trong đó, sẽ ưu tiên thực hiện đối với các tuyến đường sắt chưa chuẩn bị đầu tư, lộ trình đầu tư trước năm 2030. Tổ chức triển khai lập quy hoạch đối với các tuyến, ga đường sắt được quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2030, cụ thể: 3 quy hoạch tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối Hà Nội, khu vực đầu mối TP.HCM và khu vực đầu mối TP. Hải Phòng; quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (bao gồm cả đoạn nối đến Hạ Long); quy hoạch các ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối đường sắt quốc gia, ga liên vận quốc tế (trừ các ga đã có trong quy hoạch các khu đầu mối Hà Nội, TP.HCM, TP. Hải Phòng); các tuyến đường sắt đang chuần bị đầu tư, thực hiện đầu tư được cập nhật thành quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành (Tuyến TP.HCM - Cần Thơ...).

Theo Báo cáo quy hoạch TP. Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - bản dự thảo lấy ý kiến cộng đồng của UBND Thành phố, Hải Phòng dự kiến xây mới 4 tuyến đường sắt quốc gia; 4 tuyến đường sắt đô thị, trong đó có tuyến đi trên cao kết hợp đi ngầm qua khu vực Cảng hàng không Cát Bi.

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ có 4 tuyến đường sắt liên quan đến khu vực TP. Hải Phòng.

Cụ thể, xây mới tuyến đường sắt mới đường đôi, khổ 1.435mm Hà Nội - Hải Phòng. Tuyến chạy dọc tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (phía nam đường cao tốc) đến ga Nam Hải Phòng kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn, Lạch Huyện, dự kiến thực hiện năm 2030.

Xây mới đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh là tuyến song song với đường bộ ven biển, dự kiến thực hiện vào năm 2030.

Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt nối đường sắt Yên Viên - Hạ Long đi cảng Lạch Huyện. Đây sẽ là tuyến phục vụ vận tải hàng hóa (qua thành phố mới Thủy Nguyên) khi có nhu cầu, dự kiến thực hiện vào năm 2030.

Cùng đó, nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt hiện hữu trong tương lai khi hình thành tuyến đường sắt tốc độ cao mới Hà Nội - Hải Phòng. Nghiên cứu chuyển đổi tuyến hiện có thành đường sắt nội đô, kết nối với các tuyến đường sắt đô thị khác tại khu vực ga trung chuyển Hải Phòng, dự kiến thực hiện năm 2030.

Đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long) từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn, dự kiến thực hiện năm 2050.

Đối với đường sắt đô thị tại Hải Phòng, 4 tuyến đường sắt được đề xuất xây dựng nhằm kết nối các điểm thu hút (trung tâm hành chính mới phía bắc sông Cấm, khu trung tâm đô thị hiện hữu, trung tâm đô thị mới phía nam, trung tâm dịch vụ, cảng, khu công nghiệp, sân bay, khu thể thao…).

Cụ thể, gồm tuyến thẳng (M1) nối khu vực đô thị phía Bắc sông Cấm - Trung tâm đô thị hiện hữu - Trung tâm phát triển tập trung phía Nam. Tuyến vòng (M2) nối Trung tâm phát triển tập trung phía Nam (CBD) - Đình Vũ - Khu đô thị hiện hữu - Khu vực đô thị mới phía Nam - Cảng hàng không Tiên Lãng - CBD.Tuyến thẳng (M3) chạy theo hướng đông tây (phía bắc đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), nối khu vực phát triển phía tây với các khu vực phía nam (kết thúc tại tuyến M1). Tuyến thẳng (M4) chạy theo hướng đông tây (phía nam đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), nối khu vực phát triển phía tây với khu vực CBD.

Trong dự thảo quy hoạch cũng nêu rõ, giai đoạn đến năm 2030, TP. Hải Phòng sẽ tập trung ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến M1) do đây là tuyến gắn kết nhiều điểm thu hút quan trọng hiện có như khu trung tâm hành chính phía bắc, khu trung tâm hiện hữu và khu phát triển mới CBD phía nam (trong tương lai).

Dự thảo đề xuất xây dựng tuyến đi trên cao kết hợp đi ngầm qua khu vực Cảng hàng không Cát Bi. Toàn tuyến dài khoảng 20km với đoạn đi ngầm 2km. Giai đoạn đầu có thể thực hiện đoạn tuyến với điểm đầu tại phía bắc sông Cấm - cầu Nguyễn Trãi dự kiến, điểm cuối khu vực ga trung chuyển phía nam đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chiều dài khoảng 12km.

Tại Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định mục tiêu đến năm 2030 “Trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao”.

Bình Thuận tạo đột phá từ công nghiệp

So với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những năm trước đây, công nghiệp của tỉnh Bình Thuận chưa phát huy đúng tiềm năng, lợi thế. Nhưng điều này đã dần được đảo ngược, khi lĩnh vực công nghiệp của Bình Thuận được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, rót vốn để triển khai các Dự án.

Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Bình Thuận đã tập trung cơ cấu lại mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tỉnh Bình Thuận hiện hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, thân thiện môi trường.
Tỉnh Bình Thuận hiện hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, thân thiện môi trường.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2013 - 2022 đạt trên 7%/ năm. Tổng sản phẩm nội tỉnh GRDP tăng từ 38.286 tỷ đồng (năm 2013) lên 96.700 tỷ đồng (năm 2022), tăng gấp 2,5 lần. GRDP bình quân đầu người tăng gấp 2,1 lần, từ 1.530,4 USD (năm 2013) tăng lên 3.283,6 USD (năm 2022). Thu nhập bình quân đầu người tăng 2,74 lần, từ 28,2 triệu đồng (năm 2013) tăng lên 77,3 triệu đồng (năm 2022). Hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu tiếp tục được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện.

Bình Thuận cũng dần trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư. Nếu như năm 2017, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư, tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 14 dự án với tổng vốn đầu tư 43.000 tỷ đồng và ký thỏa thuận ghi nhớ đăng ký đầu tư cho 20 dự án với tổng vốn đăng ký trên 83.000 tỷ đồng trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và thương mại.

Thì đến năm 2019, tỉnh Bình Thuận tiếp tục trao quyết định chủ trương đầu tư và ký ghi nhớ đầu tư cho 22 dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 450.000 tỷ đồng (tương đương hơn 19,2 tỷ USD).

Dòng vốn này đã cho thấy sức hút của Bình Thuận đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận, ông Phùng Hữu Cư cho biết, lĩnh vực công nghiệp của tỉnh đang có những bước tiến ấn tượng. Hiện trên địa bàn tỉnh có 9 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp với tổng diện tích 3.003,43 ha.

Trong đó có 6 khu công nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích 1.093,43 ha.

Các khu công nghiệp thu hút được 86 dự án đầu tư thứ cấp với tổng vốn đầu tư 15.961,5 tỷ đồng và 231,89 triệu USD, diện tích đất công nghiệp cho thuê là 270 ha, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng là 37%.

Ngoài ra, Bình Thuận còn có 3 khu công nghiệp với quy mô 1.910 ha đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng là Khu công nghiệp Tân Đức, Khu công nghiệp Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II.

“Hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp tương đối ổn định, các chỉ tiêu về doanh thu, kim ngạch xuất khẩu và nộp ngân sách Nhà nước tăng bình quân 10-16%/năm. Các khu công nghiệp đã giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động… Có thể thấy, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa của Bình Thuận đã đạt những kết quả ấn tượng”, ông Cư chia sẻ.

Thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của ngành công nghiệp tại Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 đạt 18,33%/năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tiềm năng, lợi thế của tỉnh từng bước phát huy hiệu quả, thu hút được nhiều dự án đầu tư công nghiệp, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng trưởng cao; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản giữ được ổn định; công nghiệp bảo quản sau thu hoạch có bước phát triển.

Dù đạt nhiều thành tựu nhưng phát triển công nghiệp tại Bình Thuận vẫn còn gặp không ít những trở ngại. Bởi sản xuất công nghiệp phát triển thiếu cân đối, tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghiệp năng lượng; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo còn thấp …

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Chương trình hành động để triển khai thực hiện hướng tới xây dựng Bình Thuận trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, thân thiện môi trường.

Theo đó, Tỉnh ủy Bình Thuận đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt từ 7,5 - 8,0%. GRDP bình quân đầu người đạt từ 7.800 - 8.000 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP của tỉnh đạt từ 18 - 20%; Tỷ trọng kinh tế số chiếm tỷ trọng trong GRDP của tỉnh đạt khoảng 30%; Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân từ 1,5 – 13%/năm (giai đoạn 2021 - 2025 tăng từ 11,5 - 12,5%/năm; giai đoạn 2026 – 2030 tăng 13%/năm), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm…

Để cụ thể hóa mục tiêu trên, chương trình hành động Tỉnh ủy Bình Thuận xác định 10 nhóm giải pháp. Trong đó, Bình Thuận quyết liệt đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Xây dựng ngành công nghiệp vững mạnh, tự lực, tự cường. Phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Đồng hành cùng doanh nghiệp, lắng nghe và tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, kịp thời đề ra những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để khơi thông những điểm nghẽn nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp.

Với quyết tâm của hệ thống chính trị, được cộng hưởng bởi những tiềm năng lớn, lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đang đứng trước cơ hội lớn để tăng tốc phát triển.

Dự án nạo vét luồng tàu tại đầm Thị Nại tìm được nhà đầu tư đủ năng lực

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký quyết định phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham gia đăng ký thực hiện Dự án Nạo vét luồng tàu phục vụ du lịch đầm Thị Nại (theo hình thức xã hội hóa).

Luồng và hướng tuyến nạo vét luồng tàu phục vụ du lịch tại đầm Thị Nại.
Luồng và hướng tuyến nạo vét luồng tàu phục vụ du lịch tại đầm Thị Nại.

Theo đó, Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư Bờ Biển Vàng và Công ty cổ phần Thị Nại Eco Bay (địa chỉ của liên danh tại đường Nguyễn Diêu, phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) là nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án.

UBND tỉnh Bình Định đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nhà đầu tư lập hồ sơ trình quyết định chấp thuận nhà đầu tư theo quy định; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nhà đầu tư lập thủ tục đánh giá tác động môi trường và tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (nếu có).

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 64,7 tỷ đồng (kinh phí nhà đầu tư); tiến độ thực hiện dự án bắt đầu từ năm 2023.

Về quy mô, Dự án có tổng chiều dài luồng tàu cần nạo vét là 13,5 km, bề rộng đáy luồng dự kiến 30 m, cao độ đáy luồng -2,7 m. Trong đó, tuyến 1 phía Đông đầm Thị Nại đến bến tàu Nhơn Hội có chiều dài 6,1 km, khối lượng phải nạo vét khoảng 126.000 m3 (bùn đen), lắp đặt 50 phao tín hiệu;   tuyến 2 bao quanh bên ngoài cồn Chim có chiều dài 7,4 km (hiện nay chưa có luồng), khối lượng nạo vét khoảng 213.000 m3 (170.400 m3 cát nhiễm mặn, 42.600 m3 bùn đen), lắp đặt 60 phao tín hiệu.

Theo UBND tỉnh Bình Định, phương pháp nạo vét luồng tàu tại đầm Thị Nại là các đoạn không gần công trình, nhà dân, hồ nuôi tôm, cá thì dùng phương pháp tàu hút kết hợp với xà lan; các đoạn còn lại dùng phương pháp máy đào gàu sấp kết hợp xà lan.

Để xử lý sản phẩm nạo vét (bùn đen lẫn cát), UBND tỉnh Bình Định quy định, chủ đầu tư tổ chức nạo vét tạo luồng và tận dụng sản phẩm nạo vét để san lấp mặt bằng các dự án đầu tư đã được cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, chủ đầu tư chủ động mặt bằng để chứa (lưu trữ) sản phẩm nạo vét trong trường hợp chưa san lấp kịp thời vào khu vực san nền tại các dự án đầu tư; trường hợp phát sinh tận dụng khối lượng nạo vét còn thừa vào mục đích khác cần báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Khối lượng nạo vét là 339 nghìn m3, được UBND tỉnh Bình Định tính kinh phí là 45 tỷ đồng (tương đương khoảng hơn 132.000 đồng/ m3 cát và bùn). Khối lượng tập két khi nạo vét 277.869 m3 gồm 138.197 m3 bùn và 139.672 m3 cát nhiễm mặn.

Dự án Nạo vét luồng tàu phục vụ du lịch đầm Thị Nại được thực hiện tại khu vực đầm Thị Nại, thuộc địa phận của TP. Quy Nhơn và huyện Tuy Phước; với mục tiêu là khôi phục và mở rộng tuyến giao thông thuỷ trên đầm Thị Nại phục vụ cho tàu có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 15 m (tàu khách sức chở tối đa 35 người, lưu thông trong điều kiện mực nước trong đầm ở mức trung bình thấp).

Được biết, vào ngày 26/2/2023, lãnh đạo tỉnh Bình Định cùng với các chuyên gia và đơn vị hàng không trong nước đã có chuyến  khảo sát để thành lập một số tour, tuyến, điểm du lịch mới tại đầm Thị Nại.

Tại buổi khảo sát, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho biết, trước mắt, tỉnh sẽ thực hiện việc khơi thông 1 số luồng tuyến để kết nối du lịch TP Quy Nhơn với đầm Thị Nại, ưu tiên tuyến du lịch đường thủy. Tiếp đến, khi có quy hoạch tổng thể, tỉnh Bình Định sẽ đầu tư, phát triển các điểm du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch mới ven đầm Thị Nại.

Tỉnh Bình Định cũng đang dành gần 400 ha đầm Thị Nại để phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái kết hợp công viên rừng mặn.

Thí điểm một số cơ chế, chính sách vướng mắc đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

Theo công văn 4360/VPCP-CN, về đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về phương án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua thành phố Hải Phòng và đoạn qua tỉnh Ninh Bình, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 2295/TB-TTKQH ngày 16/5/2023 của Tổng Thư ký Quốc hội; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, địa phương liên quan hoàn thiện hồ sơ, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (trong đó bao gồm phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua thành phố Hải Phòng và đoạn qua tỉnh Ninh Bình), báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 202 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) có chiều dài khoảng 109 km, thuộc nhóm các tuyến đường bộ cao tốc khu vực phía Bắc; với điểm đầu tại đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, thành phố Ninh Bình, điểm cuối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.

Đề xuất đưa dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ vào Quy hoạch Điện VIII

Sở Công thương TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất bổ sung Dự án Nhà máy Điện gió ngoài khơi Cần Giờ 6.000 MW vào danh mục các dự án điện gió ngoài khơi tiềm năng trong dự thảo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII).

Dự án này do liên doanh các nhà đầu tư là Công ty cổ phần Năng lượng Dầu khí châu Á, Tập đoàn Tokyo Gas, Tập đoàn Shizen Energy đầu tư, có quy mô tổng công suất lắp đặt 6.000MW, tổng mức đầu tư hơn 300.000 tỷ đồng. Tổng diện tích chiếm đất có thời hạn của dự án dự kiến khoảng 607,97 ha (giai đoạn 2031 - 2035) và 550,97 ha (giai đoạn 2036 - 2040).

Dự án Nhà máy Điện gió ngoài khơi Cần Giờ được đặt tại khu vực ngoài khơi thuộc Nam Biển Đông, diện tích khảo sát rộng hơn 325 ha. Khu vực đất liền của dự án được đặt tại Khu công nghiệp Hiệp Phước thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (TP.HCM) với diện tích dự kiến khoảng 8 ha.

Góp ý về dự án này, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đề nghị chủ đầu tư cần thực hiện ngay việc đăng ký với các cơ quan chức năng để đưa ra nguồn năng lượng gió công suất 6.000 MW này vào trong các kịch bản huy động của sơ đồ điện 8.

Đồng thời, phải tính toán trào lưu công suất khi thực hiện nhà máy đến các chế độ vận hành của lưới điện khu vực TP.HCM nói riêng và miền Nam nói chung, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. EVNHCMC cũng kiến nghị chuẩn xác lại lựa chọn công nghệ cho các tuabin phát điện.

Ngoài ra, do dự án sử dụng diện tích mặt biển lớn, các đơn vị trong quá trình thẩm định cần xem xét sự tác động đến môi trường khu dự trữ sinh quyển thế giới là khu vực đất Rừng phòng hộ Cần Giờ đã được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa thế giới.

Không chỉ thế, do vị trí dự kiến đặt nhà máy điện gió có vị trí nằm ngoài khơi huyện Cần Giờ nên cũng cần có sự lưu ý của cơ quan chuyên môn về quản lý an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.

Sở Công thương TP.HCM cho biết Thành phố ủng hộ việc liên doanh các nhà đầu tư là Công ty cổ phần Năng lượng Dầu khí châu Á, Tập đoàn Tokyo Gas, Tập đoàn Shizen Energy lập hồ sơ đề xuất bổ sung dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ vào Quy hoạch điện 8 để tạo thêm nguồn năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Thành phố.

Tuy nhiên, theo Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, khu vực ranh giới nghiên cứu của dự án này không nằm trong phạm vi vùng nước cảng biển thuộc địa phận TP.HCM, nên Thành phố không có cơ sở pháp lý để đề nghị Bộ Công thương bổ sung dự án vào Quy hoạch điện 8. Vì vậy, Sở Công thương đã có kiến nghị gửi văn bản đề nghị liên doanh các nhà đầu tư dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ liên hệ Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn các thủ tục khảo sát, đề xuất bổ sung dự án vào Quy hoạch điện 8.

Quảng Bình tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo

Theo UBND tỉnh Quảng Bình, do nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, với nền nhiệt độ cao và phân bố khá đồng đều quanh năm, bức xạ mặt trời khá cao nên địa phương giàu tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời.

Cụ thể, tỉnh Quảng Bình có số giờ nắng ở vùng đồng bằng ven biển từ 1.650 - 1.820 giờ/năm, lượng bức xạ trong năm ở tỉnh Quảng Bình dao động trong khoảng 1.256 - 1.418 kWh/m2/năm, tập trung vào các tháng mùa hè từ tháng 3 đến tháng 9 thuận lợi cho phát triển điện mặt trời.

Tỉnh Quảng Bình cũng có vận tốc gió bình quân từ 6 – 6,75 m/s (ở độ cao 120 m) ở khu vực trên biển và đất liền, thích hợp để phát triển điện gió.

Với tiềm năng trên, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã kêu gọi, cho phép nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu, khảo sát và triển khai thực hiện các Dự án điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện khí...

Tính đến cuối tháng 2/2023, tỉnh Quảng Bình đã có tổng công suất điện gió đã đưa vào vận hành là 252 MW; điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà 95,196 MWp; thủy điện là 14 MW; điện thu hồi nhiệt thải phát điện 17MW.

Trong đó, Dự án Cụm trang trại điện gió B&T (gồm BT1 và BT2) do Công ty cổ phần Điện gió B&T làm chủ đầu đầu tư có tổng công suất 252MW, tổng vốn đầu tư hơn 8.113 tỷ đồng đã phát điện thương mại vào tháng 10/2021.

Tương tự, Công ty TNHH Năng lượng xanh Dohwa (Hàn Quốc) đã đầu tư và đưa vào vận hành Nhà máy điện mặt trời Dohwa Lệ Thủy vào tháng 1/2021, với công suất 49,5 MWp, tổng vốn đầu tư hơn 1.037 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư đã quan tâm đến dự án năng lượng tái tạo tại huyện Lệ Thủy như Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đã đăng ký đầu tư dự án tại xã Hưng Thủy; Công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân lập hồ sơ đầu tư dự án điện mặt trời; Công ty cổ phần Đầu tư điện sinh khối Hoàng Gia với dự án nhà máy điện sinh khối tại xã Phú Thủy (vốn 2.420 tỷ đồng)…

Với mục tiêu là sẽ trở thành trung tâm năng lượng lớn của khu vực và cả nước, thời gian tới, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết sẽ tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư quan trọng từ các nhà đầu tư lớn trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phát huy tiềm năng, thế mạnh về năng lượng tái tạo.

Theo đó, trong danh mục dự án thu hút đầu tư trong giai đoạn 2021-2025, ngoài các dự án đã có chủ trương gồm Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 và 2 (đều có công suất 1.200 MW), Nhà máy Điện khí Quảng Trạch hay Nhà máy điện sinh khối PR-1 Quảng Bình (50 MW); tỉnh Quảng Bình thu hút đầu tư các nhà máy điện gió trên đất liền, trên biển tại các huyện và thị xã Ba Đồn (có công suất 50 - 711 MW).

Bên cạnh đó là các nhà máy điện mặt trời tại huyện Lệ Thủy, Bố Trạch (có công suất 12 – 330 MWP); các nhà máy thủy điện tại huyện Quảng Ninh, Minh Hóa, Tuyên Hóa (có công suất 6 - 22MW).

Riêng trong giai đoạn 2026-2030, tỉnh Quảng Bình thu hút đầu tư Dự án Nhà máy điện sinh khối (chưa xác định địa điểm) với công suất 47 MW.

“Với việc bảo đảm tiến độ đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (tổ máy số 1 năm 2023, tổ máy số 2 năm 2024), Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II (tổ máy số 1 năm 2027 và tổ máy số 2 năm 2028) cùng các dự án năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VIII được phê duyệt (điện gió, điện mặt trời, thủy điện, điện sinh khối), công nghiệp sản xuất và phân phối điện là ngành động lực, quyết định đến tăng trưởng của sản xuất công nghiệp toàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2030”, UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định.

Khu kinh tế Hòn La sẽ gắn kết với KKT Vũng Áng để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh

Theo BQL Khu kinh tế Quảng Bình cho biết, trong Quy hoạch hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Khu kinh tế (KKT) Hòn La được định hướng sẽ là khu kinh tế động lực góp phần cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Bình; và là mô hình KKT tổng hợp bao gồm các khu công nghiệp gắn với cảng biển Hòn La, với các ngành dịch vụ logistics, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, các khu du lịch kinh tế cảng, khu phi thuế quan cảng biển.

Đồng thời, KKT Hòn La cũng sẽ được gắn với không gian phát triển chung KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh); với tuyến Hành lang kinh tế đường 12A; Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng; và với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, đặc biệt là các nước Lào, Thái Lan và Myanmar.

Cũng theo BQL Khu kinh tế Quảng Bình, tại KKT Hòn La, tỉnh Quảng Bình tập trung phát triển công nghiệp sản xuất và phân phối điện thông qua việc đảm bảo tiến độ các Dự ánnhư Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (đưa vào vận hành tổ máy số 1 năm 2023, tổ máy số 2 năm 2024), Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II (đưa vào vận hành tổ máy số 1 năm 2027 và tổ máy số 2 năm 2028) cùng các dự án năng lượng tái tạo theo quy hoạch điện VIII được phê duyệt.

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình Vũ Đại Thắng đánh giá, hiện nay Quảng Bình đang nằm trong khu vực có những “chuyển động” mạnh về công nghiệp như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An. Đây là những điều kiện cơ sở rất thuận lợi cho sự phát triển của KKT Hòn La.

“Vùng Bắc Trung bộ hiện có nhiều dự án động lực như Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá), Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh), kết nối rất thuận lợi với các khu vực của tỉnh Quảng Bình. Về bản chất KKT Vũng Áng và KKT Hòn La nằm sát cạnh nhau, cách nhau bởi Mũi Độc nên hoàn toàn có thể tạo thành một không gian kinh tế chung để phát triển, lấy nòng cốt là nhà máy Formosa và các nhà máy mới hiện nay đang được xây dựng như nhà máy sản xuất pin năng lượng của Vingroup. Quảng Bình và KKT Hòn La sẽ được thừa hưởng rất nhiều không chỉ từ hoạt động đầu tư tại chỗ mà còn từ KKT Vũng Áng Hà Tĩnh.

Mà ngược lại, Quảng Bình cũng sẽ hỗ trợ ngược lại cho Hà Tĩnh về cơ sở hạ tầng. Ví dụ, đối với việc đi lại của các cá nhân, doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng đến 2 đầu đất nước, nếu di chuyển vào sân bay Đồng Hới thì chỉ cách 70km, còn di chuyển ra sân bay Vinh thì hơn 120km. Đấy cũng là một trong các điểm mạnh hạ tầng của Quảng Bình, vừa là đường bộ, vừa là hạ tầng đường hàng không”, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình Vũ Đại Thắng phân tích.

Được biết, tính đến nay, KKT Hòn La đã thu hút được 68 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký 106.900 tỷ đồng. Trong đó, nhiều dự án trọng điểm mang tính động lực như Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, Cảng tổng hợp Quốc tế Hòn La, Kho xăng dầu DKC Hòn La, Khu du lịch nghỉ dưỡng Sun Spa Vũng Chùa - Đảo Yến...

Dự kiến, để hoàn thành mục tiêu trở thành khu kinh tế động lực góp phần cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Bình, tổng mức đầu tư cho toàn bộ KKT Hòn La đến năm 2030 cần khoảng 156.661 tỷ đồng, bao gồm 4.400 tỷ đồng vốn ngân sách và 152.261 tỷ đồng vốn khác. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước sẽ được ưu tiên đầu tư cho các dự án hạ tầng như san nền, thoát nước mặt khoảng 1.500 tỷ đồng; giao thông 2.000 tỷ đồng.

Hải Phòng sẵn sàng quỹ đất sạch đón nhà đầu tư mới

“Các huyện An Dương, Thủy Nguyên và chủ đầu tư đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các Khu công nghiệp (KCN) An dương, KCN Nam Cầu Kiền đảm bảo theo tiến độ”, đây là chỉ đạo của ông Lê Anh Quân, Phó chủ tịch thường trực UBND TP. Hải Phòng trong cuộc kiểm tra mới đây tại các KCN.

Theo đó, Dự án KCN An Dương có tổng diện tích quy hoạch là 196,1 ha trên địa bàn thuộc 3 xã: Hồng Phong, Bắc Sơn, An Hòa do Công ty Thâm Việt làm chủ đầu tư. Dự án được UBND TP. Hải Phòng phê duyệt tại Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 11/01/2012. Còn với dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nam Cầu Kiền, huyện Thủy Nguyên, đây dự án do Công ty Cổ phần Shinec làm chủ đầu tư được phê duyệt Quy hoạch với quy mô giai đoạn I diện tích đất 263,47 ha.

Theo báo cáo của UBND huyện An Dương, diện tích đã GPMB và giao đất đối với dự án KCN An Dương là trên 192 ha đất. Diện tích đang GPMB còn lại do vướng mắc liên quan một số hộ dân ở xã Bắc Sơn và xã Hồng Phong. Đến nay, huyện An Dương và chủ đầu tư vẫn đang tiếp tục tăng cường vận động, tuyên truyền người dân chấp hành phương án đền bù giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ dự án. Dự kiến, UBND huyện An Dương sẽ phê duyệt phương án và chi trả tiền bồi thường hỗ trợ cho tổ chức, hộ dân trong tháng Sáu này.

Về dự án KCN Nam cầu Kiền, chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Shinec cho biết, để thực hiện dự án KCN Nam Cầu Kiền thì cần 254 lô đất bố trí tái định cư, trong khi hiện tại khu tái định cư tại xã Hoàng Động không đủ số lô tái định cư bố trí. Công ty đã đề nghị Thành phố cho phép điều chỉnh, mở rộng khu tái định cư Hoàng Động hoặc xây dựng thêm khu tái định cư. Bên cạnh đó, Công ty cũng đề nghị UBND TP. Hải Phòng cho phép điều chỉnh quy hoạch dự án, không thu hồi phần diện tích đất 3.450 m2 trong phần đất 2,38 ha thuộc đợt 2 - giai đoạn 1 do có nhiều vướng mắc.

Và việc này đã được Phó chủ tịch UBND cơ bản thống nhất trong cuộc làm việc với chủ đầu tư. Tuy nhiên, KCN cần phải chú ý bảo đảm đủ tỷ lệ đất công viên và cây xanh.

Từ ngày 11/6 – 15/6, Đoàn xúc tiến đầu tư của TP. Hải Phòng đã có chuyến công tác tại Hàn Quốc. Chuyến đi nhằm mục đích trao đổi và thông tin đến các nhà đầu tư Hàn Quốc về môi trường đầu tư đầy hấp dẫn của TP. Hải Phòng.

Trong chuyến công tác vào ngày 12/6, tại trụ sở Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA), Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), TP. Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA) đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư và thương mại Hải Phòng - Hàn Quốc năm 2023. Tại đây, đại diện lãnh đạo TP. Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các Dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đến các nhà đầu tư: Dự án Bumhan Vina Heavy Industries - Nam Đình Vũ (tổng vốn đầu tư 35 triệu USD), Công ty TNHH Haewon Vina (điều chỉnh tăng vốn 43,5 triệu USD), Công ty TNHH Hala Electronics Vina (điều chỉnh tăng vốn 35 triệu USD), Công ty TNHH EST Vina HaiPhong (điều chỉnh tăng vốn 68 triệu USD). Tổng số vốn đầu tư đạt 230 triệu USD. Đồng thời, TP.Hải Phòng và Hàn Quốc đã ký kết các thỏa thuận hợp tác trong thời gian tới với số vốn đầu tư cam kết lên đến 1,5 tỷ USD.

Tiếp đó, đoàn công tác xúc tiến đầu tư của TP. Hải Phòng cũng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các công ty thuộc Tập đoàn LG, Tập đoàn STS. Tại buổi làm việc, Công ty LG Electronics đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với TP. Hải Phòng về việc hỗ trợ Thành phố xây dựng mô hình thành phố thông minh và cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư dự án tại Hải Phòng. Cùng đó, Công ty LG Innotek ký biên bản ghi nhớ hợp tác với TP. Hải Phòng về việc mở rộng đầu tư dự án.          

Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hàn Quốc, đoàn xúc tiến đầu tư TP. Hải Phòng cũng đã có buổi làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty SKC tại Seoul (Hàn Quốc).

Quảng Bình quy hoạch hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển

Là điểm tựa của “chiếc đòn gánh” miền Trung gánh hai đầu đất nước, Quảng Bình có vị trí cực kỳ quan trọng trên trục giao thông Bắc - Nam. Đánh giá về tiềm năng, lợi thế của Quảng Bình, PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam từng nhận định: “Quảng Bình có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp, nhưng cũng có một số ‘điểm yếu’ nổi bật, đó là xa các trung tâm phát triển lớn, thiếu hạ tầng kết nối đúng tầm để lan tỏa, dẫn dắt phát triển”.

Theo PGS-TS. Trần Đình Thiên, trong bối cảnh mới hiện nay, nếu tiếp tục phát triển theo mô thức cũ, Quảng Bình sẽ khó bứt phá, khó tạo sự xoay chuyển. Do vậy, tỉnh cần có cách tiếp cận phát triển mới, trên cơ sở tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Một trong những định hướng dài hạn mà PGS-TS. Trần Đình Thiên góp ý cho Quảng Bình là tập trung nguồn lực đầu tư vào hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông để hình thành tuyến liên kết phát triển vùng “chặt chẽ và mạnh mẽ; gắn trước hết với trục xuyên suốt là du lịch, với Quảng Trị và Thừa Thiên Huế - là những đối tác chủ lực”.

Có thể thấy, Quảng Bình là địa phương hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông quan trọng. Cụ thể, Quảng Bình nằm trên các tuyến giao thông chính của trục Bắc - Nam, như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh… Cùng với đó, Quảng Bình còn có sân bay Đồng Hới (đang được quy hoạch nâng công suất lên 3 triệu lượt khách/năm) và hệ thống cảng biển (Hòn La, Nhật Lệ, cảng Gianh).

Nhằm tăng cường khả năng liên kết vùng, phát huy các thế mạnh nội tại, Quảng Bình đang đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển dài 76 km với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, đi qua 6 huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh còn có một Dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia đang được đầu tư xây dựng, đó là tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tại Quảng Bình, Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 gồm 3 dự án thành phần, với tổng chiều dài 126 km, đi qua các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và TP. Đồng Hới.

“Quảng Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố tiềm năng và đang tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua tỉnh càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo sự đột phá và là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kinh tế - xã hội của tỉnh nhà”, ông Thắng khẳng định.

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Bình tiếp tục định hướng tăng cường mở rộng kết nối vùng thông qua việc phát triển thêm một số công trình hạ tầng giao thông quan trọng.

Trong đó, hệ thống đường cao tốc trong tương lai sẽ bao gồm trục cao tốc Bắc - Nam đang được triển khai và tuyến cao tốc Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Cha Lo (Quảng Bình) dài 89 km.

Về hệ thống đường sắt, ngoài tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay, sẽ có thêm các tuyến đường sắt mới như Vũng Áng - Mụ Gia - Thà Khẹc (dự kiến đầu tư trong thời kỳ 2021 - 2030); tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (dự kiến đầu tư trong thời kỳ 2031 - 2040).

Hệ thống đường quốc lộ sẽ bao gồm 9 tuyến: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và các quốc lộ 12A, 12C, 15, 9E, 9B, 9C, 9G. Đối với hệ thống đường tỉnh lộ, toàn tỉnh sẽ có tổng cộng 31 tuyến và đường ven biển gồm 8 tuyến (tổng chiều dài khoảng 137 km).

Về hệ thống cảng biển, trên cơ sở Quy hoạch tổng thể Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt, cảng biển Quảng Bình thuộc Nhóm cảng biển số 2, là cảng biển loại II, gồm các khu bến: Khu bến Hòn La, Khu bến Mũi Độc - chuyên dùng phục vụ Trung tâm Điện lực Quảng Trạch; Cảng cạn Hòn La (dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2025 - 2030 hoặc sau năm 2030 để kết nối với cảng biển Hòn La); Khu bến Sông Gianh và một số khu neo đậu tránh, trú bão khác…

Về đường hàng không, phương án phát triển Cảng hàng không Đồng Hới đến năm 2030 sẽ là cảng hàng không quốc nội, có hoạt động bay quốc tế. Khi khai thác ổn định các chuyến bay quốc tế thường lệ, Cảng hàng không Đồng Hới sẽ được xem xét trở thành cảng hàng không quốc tế; sân bay cấp 4C; xây dựng nhà ga hành khách mới đáp ứng công suất 3 triệu lượt khách/năm…

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng nêu rõ những ưu tiên phát triển của tỉnh, trong đó có 3 hành lang kinh tế, cũng là định hướng liên kết không gian đối với các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua các tuyến giao thông.

Thứ nhất, là hành lang kinh tế đồng bằng ven biển cùng với Quốc lộ 1A, đường ven biển và cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Đây là trục đô thị hóa theo hành lang phát triển Bắc - Nam ở phía Đông của tỉnh (hành lang Quốc lộ 1A, hành lang đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc dự kiến và hành lang ven biển) kết nối các đô thị hạt nhân.

Thứ hai, là hành lang kinh tế Đông - Tây dọc Quốc lộ 12 nối Cửa khẩu quốc tế Cha Lo - thị xã Ba Đồn - cảng biển Hòn La. Đây là trục được hình thành chủ yếu trên cơ sở của Quốc lộ 12A trên địa bàn thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; phía Tây là Cửa khẩu quốc tế Cha Lo và phía Đông là Khu kinh tế Hòn La, gắn với cảng biển Hòn La, kết nối với cảng Vũng Áng của tỉnh Hà Tỉnh.

Thứ ba, là hành lang kinh tế trung du và miền núi gắn với đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Ông Trần Thắng cho biết, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn toàn tỉnh đã kết nối tương đối liên hoàn, có đủ cả 5 loại hình đường bộ, đường sắt, đường không, đường hàng hải, đường thủy nội địa, kết nối Quảng Bình với cả nước và các nước trong khu vực.

“Đây là những bước đột phá quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Tuy vậy, để phát huy hơn nữa các tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, cũng như tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, việc tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại sẽ vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng mà tỉnh Quảng Bình tập trung thực hiện trong thời gian tới”, ông Trần Thắng nhấn mạnh.

Hải Dương tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào 4 lĩnh vực

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, trong 5 tháng đầu năm 2023, Hải Dương thu hút gần 210 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, gồm 152,5 triệu USD từ 27 Dự án cấp mới và 55 triệu USD từ 16 dự án điều chỉnh tăng vốn. Các dự án mới chủ yếu đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức…

Năm 2023, Hải Dương đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 410 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 750 triệu USD trở lên. Doanh thu của các doanh nghiệpđầu tư nước ngoài ước đạt 7 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước trên 400 triệu USD.

Tính đến hiện tại, tỉnh này có 496 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn trên 9,2 tỷ USD đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, xếp thứ 4 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 11 cả nước. Lĩnh vực thu hút vốn chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo, với 437 dự án, tổng vốn hơn 8,672 tỷ USD, chiếm 94% vốn đăng ký. Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ có 42 dự án với số vốn 316,2 triệu USD; lĩnh vực nông nghiệp có 17 dự án với số vốn 226,9 triệu USD.

Trong 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các nhà đầu tư đến từ châu Á chiếm 90%, còn lại là nhà đầu tư đến từ châu Mỹ, châu Âu. Trong đó, Hồng Kông (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn nhất, với số vốn đầu tư chiếm 40% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Nhật Bản chiếm 16,3%, Hàn Quốc chiếm 15,4%, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm 7,8% tổng vốn đầu tư đăng ký....

Nói về hoạt động đầu tư và sản xuất tại Hải Dương, ông Nagai Toshiyuku, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam (Nhật Bản) cho biết: “Công ty được thành lập từ năm 2006, cũng có nghĩa chúng tôi và Hải Dương đã đồng hành được 17 năm. Khi mới đi vào hoạt động, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình, nhanh chóng, kịp thời của lãnh đạo tỉnh, chúng tôi đã có thể sản xuất một cách ổn định và phát triển được như hôm nay”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Dương hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: các dự án quy mô nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ khá lớn; còn có doanh nghiệp lỗ lũy kế gần bằng vốn chủ sở hữu nhưng vẫn đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh; còn tình trạng nợ lương công nhân, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương thẳng thắn thừa nhận những hạn chế trong thu hút đầu tư nước ngoài của địa phương. Với phương châm “thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của tỉnh, mọi khó khăn của doanh nghiệp đều được chia sẻ tháo gỡ”, ông Hùng khẳng định, tỉnh cam kết sẽ luôn gắn bó, đồng hành và tiếp tục giành sự thân thiện, ủng hộ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh.

“Hải Dương phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, chuyển đổi mô hình theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại. 4 lĩnh vực mà tỉnh tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài là công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ điện tử; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp 4.0 và công nghiệp xanh”, ông Hùng cho biết.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư