-
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan
Rất nhiều dự án điện gió được triển khai trong những năm gần đây. Ảnh: S.T |
Lưới quá tải nặng
Đề nghị được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia của Dự án Điện gió Sunpro - Bến Tre 8 mới đây đã khiến Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) lúng túng, bởi các đường dây hiện có tại khu vực này đang ở trong tình trạng quá tải.
Theo kế hoạch, Dự án Điện gió Sunpro - Bến Tre 8, công suất 30 MW, sẽ vận hành vào tháng 10/2021 và đấu nối vào hệ thống truyền tải quốc gia qua lưới 110 kV. Để thực hiện các bước tiếp theo, EVNSPC đã hỏi ý kiến của Trung tâm Điều độ quốc gia (A0) về những ảnh hưởng của việc đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.
Tuy nhiên theo A0, trong trường hợp bổ sung đấu nối Nhà máy Điện gió Sunpro - Bến Tre 8 và tất cả các dự án phát công suất tối đa đồng thời, lưới điện ở khu vực này có tình trạng đầy tải/quá tải.
Cụ thể, đường dây 110 kV Ba Tri - Giồng Trôm mang tải 252%, đường dây 110 kV Bình Đại - Giồng Trôm mang tải 247%, đường dây 110 kV Mỏ Cày - Bình Thạnh mang tải 284%; đường dây 110 kV Giồng Trôm - Bến Tre mang tải 332%; đường dây 110 kV Bến Tre - Bến Tre 2 mang tải 147%; đường dây 220 kV Mỹ Tho 2 - Mỹ Tho 500 mang tải 110 kV; các máy biến áp ở khu vực này như AT1, AT2 T220 Bến Tre mang tải 178%.
Dĩ nhiên, trường hợp mức phát công suất tối đa của các nguồn điện không xảy ra đồng thời, đặc biệt là các nguồn điện gió (có xu hướng phát tối đa tùy thuộc theo mùa và thời điểm lệch với công suất phát tối đa của nguồn điện mặt trời) và thủy điện (các thủy điện có hồ chứa để điều tiết mức công suất phát tải), mức độ mang tải của các đường dây nêu trên sẽ được điểu chỉnh giảm.
Mặc dù tại khu vực Bến Tre và các tỉnh lân cận, EVNSPC cũng đang triển khai hàng loạt dự án điện để nâng cao khả năng truyền tải điện, nhưng thực tế, mọi việc không dễ dàng. Đơn cử, các dự án đường dây 110 kV Ba Tri - Bình Thành, Giao Long - Phú Thuận - Bình Đại có kế hoạch đóng điện vào quý III/2021, nhưng đến nay chưa thể khởi công vì thủ tục vốn còn vướng mắc.
Cũng tại khu vực tỉnh Bến Tre, trong quá trình thi công, nhiều dự án nguồn điện thường gặp các vướng mắc về đền bù giải phóng mặt bằng, dẫn tới thời gian thi công bị kéo dài.
Theo đánh giá của EVNSPC, với hiện trạng lưới điện như hiện tại và kế hoạch đầu tư của EVNSPC, trường hợp xem xét đấu nối Nhà máy Điện gió Sunpro - Bến Tre 8 vận hành từ tháng 10/2021, đồng thời với các nhà máy điện gió khác trong khu vực đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch thì tình trạng mang tải của lưới điện ở khu vực đều quá tải ở mức hơn 200%.
Chính vì vậy, với Dự án Điện gió Sunpro - Bến Tre 8, EVNSPC dự tính đưa ra các điều khoản liên quan, nếu chấp thuận thỏa thuận đấu nối.
Theo đó, chủ đầu tư phải cam kết giảm phát, dừng trong trường hợp đầy/quá tải đường dây 110 kV và/hoặc các đường dây/trạm biến áp 220 kV, 500 kV liên quan để đảm bảo vận hành an toàn lưới điện và đảm bảo không ảnh hưởng đến các nhà máy điện khác. Trường hợp hệ thống thừa nguồn, chủ đầu tư dự án cam kết giảm phát/dừng dự án để đảm bảo tần số hệ thống nằm trong tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Công thương quy định.
Đồng thời, chủ đầu tư phải cam kết không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện hay ý kiến khác, khi các công trình lưới điện phục vụ giải tỏa công suất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoặc các đơn vị thuộc EVN không giải tỏa được toàn bộ hoặc một phần công suất của Dự án Nhà máy Điện gió Sunpro - Bến Tre 8.
Tắc lưới tại quy hoạch tràn lan
Chuyện bế tắc về lưới truyền tải tại Dự án Điện gió Sunpro - Bến Tre 8 chỉ là một ví dụ cụ thể tiếp theo trong hiện trạng đổ bộ ào ạt vào lĩnh vực năng lượng tái tạo mà không có sự cân đối giữa đầu tư nhà máy, xây dựng lưới truyền tải và nhu cầu tiêu thụ điện. Hệ quả là, nhiều nhà máy năng lượng tái tạo đã không thể phát huy hết công suất đầu tư, gây lãng phí tiền bạc của xã hội.
Nhận xét về vấn đề này, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, cần làm rõ, động lực nào khiến nhà đầu tư cứ đầu tư bằng mọi giá như vậy? Thậm chí, nhiều nơi chưa có đường truyền tải điện, nhưng vẫn cứ làm và ai chịu trách nhiệm trong việc để vỡ quy hoạch năng lượng tái tạo?
Chia sẻ vấn đề này, GS. Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, những khó khăn trong vận hành lưới điện thời gian vừa qua phần lớn do “quản lý nhà nước”. “Trong rất nhiều báo cáo, tôi thấy có dùng thuật ngữ “bùng nổ năng lượng tái tạo”. Nếu quy hoạch tốt thì không thể có hiện tượng bùng nổ. Bùng nổ chỉ là kết quả của quá trình thiếu kiểm soát hoặc là mất điều tiết, thì mới sinh ra bùng nổ”, ông Long nói.
Theo ông Cung, làm quy hoạch thì không được bảo thủ, khi cần sẽ phải bổ sung, cập nhật, nhưng phải tiến hành đánh giá thực trạng, cân nhắc tổng thể các nguồn cấp và yếu tố liên quan.
“Với ngành điện, do tính chất phải có hệ thống truyền tải để tiêu thụ, nên phải tính toán rõ ràng trong quy hoạch. Nếu cứ bổ sung nguồn, mà hệ thống truyền tải không được bổ sung, hoặc không theo kịp tốc độ bổ sung nguồn, thì tự Nhà nước rơi vào thế bị động và cứ phải giải quyết tình thế đã rồi”, ông Nguyễn Đình Cung nhận xét.
Tháng 6/2021, UBND tỉnh Bến Tre đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương, với tổ chức thực hiện Dự án là Công ty TNHH Điện gió Sunpro - Bến Tre 8.
-
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung
-
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan -
Thúc đẩy các công trình hạ tầng quy mô lớn, hình thành trung tâm logistics xứng tầm -
Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng -
Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Tăng tốc thi công Dự án Vành đai 3 - TP.HCM
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm