![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/phuoctin/2025/02/09/kon-tum-lap-ke-hoach-kiem-tra-giam-sat-cac-du-an-dau-tu-cong-trong-nam-20251739073997.jpg)
-
Kon Tum lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư công trong năm 2025
-
TP.HCM không chuyển Khu công nghiệp Phong Phú thành khu đô thị
-
Lãng phí ngàn tỷ từ các dự án hạ tầng chậm tiến độ - Bài 1: Dự án dừng thi công, tiền lãi phát sinh ngàn tỷ đồng
-
Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM
-
Bình Định đặt mục tiêu khởi công dự án nâng cấp Sân bay Phù Cát trước ngày 24/8/2025 -
Hải Dương: Xây dựng cầu Đại An 250 tỷ đồng
![]() |
TS. Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. |
Dự án Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam và Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh giá là hội tụ hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Ông suy nghĩ thế nào về sự chuẩn bị lựa chọn công nghệ cho hai dự án đặc biệt quan trọng này?
Đây là hai công trình rất lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quyết tâm đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. Quá trình triển khai gắn với việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đặt ra vấn đề làm sao lựa chọn công nghệ có giá thành hợp lý nhất và tiên tiến nhất để có thể làm nền tảng phát triển các dự án tiếp theo. Điều quan trọng nữa là làm sao để có thể nhận chuyển giao được công nghệ đó để từng bước chủ động trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý vận hành và tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình mới. Đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận thẳng đến những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới.
Để làm được điều đó, phải có quy định, các nhà thầu nước ngoài khi thực hiện dự án phải chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Mà để chuyển giao công nghệ thành công, thì Việt Nam cũng phải chủ động chuẩn bị về con người, thể chế, cơ sở vật chất để làm sao có thể từng bước tiếp cận chắc chắn và từng bước làm chủ hoàn toàn được công nghệ.
Riêng với Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, thì Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những bước đi, những tính toán rất kỹ và chưa quyết định lựa chọn công nghệ của nước nào, nhưng chắc chắn sẽ gắn với yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW, tức là gắn với chuyển giao, làm chủ và có hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Trong những năm tới, không chỉ có tuyến đường sắt tốc độ cao nói trên, mà còn cần đầu tư nhiều tuyến đường sắt nội đô ở các đô thị lớn nhằm giải quyết vấn đề giao thông công cộng, giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông hiện nay. Và như thế, việc hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đặt ra yêu cầu bức thiết đối với cơ quan lập pháp.
Vừa rồi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ chín (tháng 5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ mười (tháng 10/2025). Việc này có ý nghĩa thế nào với phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, thưa ông?
Điện hạt nhân là nguồn điện nền rất quan trọng, ổn định và với công nghệ hiện nay, việc đảm bảo an toàn không còn là vấn đề phải quá lo ngại nữa. Hiện tại ở Việt Nam, các nguồn điện sử dụng tài nguyên truyền thống ngày càng cạn kiệt, tạo ra điện nền ổn định thay thế cho điện than, điện khí gây ô nhiễm môi trường thì chỉ còn một cách duy nhất là phải làm điện hạt nhân.
Trên thực tế, khi tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam, các tập đoàn lớn đưa ra yêu cầu đầu tiên là phải có điện sạch vì có điện sạch thì các sản phẩm mới có thể xuất khẩu được. Trong khi đó, hiện tại, các nguồn điện sử dụng tài nguyên truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, đang trong lộ trình phải giảm dần, nên việc triển khai Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận là nhiệm vụ rất cấp bách.
Để thực hiện Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận nói riêng và phát triển điện hạt nhân nói chung một cách thuận lợi, cần hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này, trong đó phải sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định, nếu chất lượng dự án luật đảm bảo thì sẽ thông qua ngay tại Kỳ họp thứ chín.
Được giao nhiệm vụ thẩm tra dự án luật này, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đang rất tích cực thu thập thông tin, khảo sát, đánh giá, tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư để khi Chính phủ trình dự án luật sang thì có sự tham gia sâu, phản biện toàn diện để hoàn thiện tốt nhất các chính sách mới trong lĩnh vực này. Như thế, khi luật được ban hành thì không chỉ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận có thể được chuẩn bị một cách trơn tru nhất, mà còn mở ra không gian mới cho ngành điện hạt nhân ở các nơi khác khi có đủ điều kiện.
Theo ông, lần sửa đổi này có chính sách mới nào đáng chú ý?
Theo hồ sơ ban đầu, Bộ Khoa học và Công nghệ (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất 4 nhóm chính sách trong xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Một là, thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Hai là, bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh hạt nhân và phân cấp trong quản lý nhà nước.
Ba là, hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động thanh sát hạt nhân.
Bốn là, quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ và nhiên liệu.
Cả 4 chính sách trên đều rất quan trọng trong việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (gồm phát triển điện hạt nhân đáp ứng kịp thời xu thế chuyển đổi xanh và mục tiêu Net Zero vào năm 2050), bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử.
Lần sửa đổi này cũng sẽ hoàn thiện quy định về an toàn và an ninh cơ sở hạt nhân, như bổ sung quy định cho tổ máy điện hạt nhân, nội luật hóa một số điều quốc tế về an toàn hạt nhân, an ninh và bảo vệ thực thể đối với cơ sở hạt nhân, thống nhất quy định về xây dựng, vận hành tổ máy điện hạt nhân, lò phản ứng nghiên cứu với các luật Xây dựng, Bảo vệ môi trường, Điện lực… Tất cả các nội dung đó đều rất quan trọng trong việc triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/nguyenkythanh/2024/12/07/da-du-co-so-phap-ly-de-trien-khai-du-an-nha-may-dien-hat-nhan-ninh-thuan1733568692.jpg)
-
Kon Tum lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư công trong năm 2025
-
TP.HCM không chuyển Khu công nghiệp Phong Phú thành khu đô thị
-
Lãng phí ngàn tỷ từ các dự án hạ tầng chậm tiến độ - Bài 1: Dự án dừng thi công, tiền lãi phát sinh ngàn tỷ đồng
-
Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM
-
Chủ động hoàn thiện hành lang pháp lý tạo đà đầu tư cho các công trình lịch sử -
Bình Định đặt mục tiêu khởi công dự án nâng cấp Sân bay Phù Cát trước ngày 24/8/2025 -
Hải Dương: Xây dựng cầu Đại An 250 tỷ đồng -
Quảng Nam đề xuất Thủ tướng phê duyệt Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Sân bay Chu Lai -
Phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chậm nhất vào 31/12/2031 -
Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi 282 tỷ đồng -
Năm 2025, Đà Nẵng sẽ tổ chức đấu giá 16 khu đất, có thể thu 9.300 tỷ đồng
-
1 Quảng Nam đề xuất Thủ tướng phê duyệt Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Sân bay Chu Lai
-
2 Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân chờ tái sinh
-
3 Làm gì để GDP năm 2025 đạt 8% trở lên
-
4 Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/2
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service