Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 19 tháng 09 năm 2024,
Chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu có thể đã kết thúc
T.T - 25/09/2023 15:34
 
Các nhà kinh tế, các thị trường tài chính và hầu hết các ngân hàng trung ương tin rằng sẽ không cần thiết phải tiếp tục tăng lãi suất trong bối cảnh có thêm dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế trên toàn cầu đang chậm lại.
Đồng 100 USD. Ảnh: AFP/TTXVN
Đồng 100 USD. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong tuần qua, các nhà hoạch định chính sách tại Mỹ, Anh, Nhật Bản và Thụy Sỹ đều đã quyết định giữ nguyên lãi suất. Các thống đốc ngân hàng trung ương nhấn mạnh cần giữ bình tĩnh thay vì tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ khi lạm phát duy trì đà giảm ở hầu hết các nước phương Tây.

Nhà kinh tế trưởng trên toàn cầu của Capital Economics, Jennifer McKeown, cho rằng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ đã kết thúc. 

Lần đầu tiên kể từ cuối năm 2020, 30 ngân hàng trung ương lớn nhất trên thế giới nhiều khả năng sẽ cắt giảm lãi suất trong quý tới hơn là sẽ tăng.

Các thị trường tài chính nhận được thông điệp hầu hết các ngân hàng trung ương lớn sẽ dừng tăng lãi suất và các ngân hàng trung ương ở nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ cắt giảm.

Nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Mỹ Citi, Nathan Sheets, cho rằng kinh tế toàn cầu đang tiến gần đến điểm chuyển tiếp với tăng trưởng và lạm phát giảm. 

Các báo cáo cho thấy lạm phát chậm lại ở nhiều nước và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo lãi suất tăng mạnh và giá dầu gần đây tăng lên khoảng 95 USD/thùng đã cho thấy các dấu hiệu ngày càng rõ về việc tăng trưởng chậm lại.

Các ngân hàng trung ương bắt đầu hành động sau khi các số liệu được công bố. Nhiều nền kinh tế mới nổi bắt đầu hạ lãi suất, trong khi quyết định giữ nguyên lãi suất thay vì tăng của Ngân hàng trung ương Anh và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ đã khiến các nhà phân tích bất ngờ.

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế hàng đầu vẫn chưa sẵn sàng nói đến khả năng hạ lãi suất và muốn giữ nguyên cho đến khi chắc chắn hơn rằng giá cả đã ổn định.

Tại Mỹ, lạm phát đã giảm hơn một nửa so với mức đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022 xuống 3,7% trong tháng trước.

Tại một số quốc gia Baltic và Đông Âu, lạm phát giảm hơn 10 điểm phần trăm so với mức đỉnh.

Số liệu chính thức được công bố trong tuần tới có thể cho thấy lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) giảm xuống gần mức thấp kỷ lục hai năm là 4,6% trong tháng 9/2023, so với mức 5,2% trong tháng 8/2023 và mức đỉnh 10,6% vào tháng 10/2023.

Trong khi đó, hoạt động kinh tế yếu hơn. Các chỉ số nhà quản trị mua hàng cho thấy sự yếu kém trong hoạt động kinh tế tại Anh và Eurozone, còn tại Mỹ tiếp tục chậm lại.

Nhật Bản tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì chính sách siêu lỏng lẻo và giữ nguyên lãi suất vào ngày 22/9 do lo ngại "những bất ổn cực kỳ cao" về triển...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư