-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Việc cổ phiếu ALP của Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam bất ngờ xin hủy niêm yết tự nguyện trên sàn chứng khoán, khiến nhiều người liên tưởng đến kết quả kinh doanh không tốt của công ty. Theo báo cáo tài chính kiểm toán, năm 2012, Alpham lỗ gần 150 tỷ đồng và lợi nhuận sau thế của cổ đông công ty mẹ đang âm khoảng 145 tỷ đồng. Hiện, cổ phiếu ALP có giá thấp nhất trong 3 tháng trở lại đây, ở mức 7.800 đồng và đang trong diện bị cảnh báo.
- Alphanam vừa có quyết định khá bất ngờ là xin hủy niêm yết tự nguyện trên sàn chứng khoán, ông có thể nói lý do?
Ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam. Ảnh: Hàn Phi |
- Từ mấy năm nay, Alphanam cũng định hướng là chỉ chuyên hoạt động đầu tư. Trong đó, tập trung vào ba mảng bất động sản, sản xuất công nghiệp và lương thực. Công ty cũng mua lại một số công ty của nhà nước cổ phần hóa, sau đó tái cấu trúc hoạt động. Tuy nhiên, các công ty này đa số là làm ăn thua lỗ. Khi chúng tôi mua lại, càng mua nhiều, khoản lỗ phải gộp lại trong báo cáo hợp nhất của công ty mẹ càng nhiều. Như thế, bản chất không phải Alphanam thua lỗ, mà chỉ là báo cáo hợp nhất lỗ thôi.
Nhưng khi đưa ra báo cáo như vậy, cũng chưa lường trước được việc mình không kiểm soát được thông tin, gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa, trong vòng 3 đến 5 năm tới, để tái cấu trúc lại hoạt động của các công ty đã mua và cần có thời gian để đưa các công ty trở lại hoạt động hiệu quả, Alphanam cần một khoảng không gian yên tĩnh hơn để tiến hành.
Thêm vào đó, có một quyết định khác, mạnh hơn, mang ý nghĩa cá nhân và gia đình, nên tôi quyết định rời sàn chứng khoán. Về cá nhân, sau gần 30 năm kinh doanh, tôi tự cho rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh làm doanh nhân, nên muốn được làm một việc khác mà mình yêu thích từ xưa, đó là giáo viên. Đây cũng là truyền thống gia đình, từ ông bà cha mẹ truyền lại. Và tôi cũng thấy, mình cũng có một chút năng khiếu, nên tin mình có thể làm được và muốn thử sức.
Bây giờ, tôi cho rằng đã đến thời điểm để chuyển giao công việc kinh doanh cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Để có thể chuyển giao và bàn giao thành công, tôi không muốn tạo ra quá nhiều áp lực và muốn chuyển giao không công nợ, không vay vốn ngân hàng tại thời điểm chuyển giao. Việc dùng đòn bảy tài chính sẽ do thế hệ nhận chuyển giao quyết định. Khi rời sàn và chuyển thành công ty gia đình, lời lỗ bao nhiêu thì mình tự hưởng và tự chịu, không bị áp lực và bị ảnh hưởng bởi các phân tích và bình luận.
- Tâm trạng của ông lúc quyết định rời sàn khác gì so với lúc quyết định niêm yết vào năm 2007, khi thị trường chứng khoán đang thăng hoa và ALP cũng là một mã được săn lùng?
- Rời sàn cũng là việc bần cùng bất đắc dĩ. Không ai muốn niêm yết rồi xuống cả. Tâm trạng khi lên sàn trước đây thì háo hức, trong một không khí rất lạc quan và tin mình có thể làm được nhiều việc lớn. Nhưng qua hai lần khủng hoảng, từ năm 2007, 2008 và cộng với khó khăn vừa rồi, tôi cũng thấy từ ước mơ tới thực tế có quá nhiều trở ngại. Mà tính tôi không phải phải là người quá tham vọng, nên coi việc kiểm soát rủi ro là then chốt để bảo vệ được những thành quả và muốn rút lui để bảo toàn lực lượng.
Nhưng nếu nói là chán hay nản thời điểm này thì lại không phải. Đứng ở góc độ nào đó, rút lui này cũng coi như là thay đổi chiến lược hoạt động. Mình giống như cầu thủ bóng đá, đến tuổi thì về, không phải do chán nản, vẫn đầy đam mê, nhưng mà tham gia ở hình thức khác thôi, như huấn luyện viên, chứ không phải vào đá nữa.
Những người bạn bè làm ăn lớn, khi nghe tin tôi rút khỏi sàn, đều gọi điện chúc mừng. Một nhà kinh tế rất nổi tiếng đánh giá, nếu tôi mà rút được là một thành công lớn nhất đời, không nhiều người làm được. Họ hiểu, làm tôi cảm thấy rất vui. Tất nhiên, cũng có một phần thông tin sai lệch làm ảnh hưởng tới uy tín, nhưng thực tế sẽ làm cho mọi người hiểu đúng.
- Ông cảm thấy như thế nào khi cổ phiếu ALP đã chạm đáy vài phiên gần đây, còn 7.800 đồng. Các mã khác mà ông nắm như AME (Công ty cổ phần Alphanam Cơ điện), TLC ((Công ty cổ phần Viễn thông Thăng Long) cũng có giá khá thấp, lần lượt là 2.100 đồng và 1.700 đồng?
- Với tôi, cổ phiếu xuống giá thì rất tốt, vì có thể mua lại được nốt số cổ phiếu còn lại trên sàn với giá rẻ hơn. Tôi muốn đưa thành công ty gia đình, nên sẽ phải mua lại hoàn toàn số cổ phiếu còn lại. Nhưng như thế sẽ thiệt hại cho cổ đông, vì giá quá thấp. Thực ra, giá thấp thế này cũng tạo ra cơ hội cho người biết phân tích sẽ mua được giá rẻ.
Tôi ví dụ, cổ phiếu AME, định giá trên sàn là hơn là khoảng 2.000 đồng. Nếu chỉ tính riêng một bất động sản mà tôi đang cho một công ty điện máy có tiếng thuê, hàng tháng thu 10 tỷ đồng, cũng có giá trên 200 tỷ đồng rồi, cổ phiếu như thế không thể thấp hơn mức 20.000 đồng được.
Nhưng việc nhà đầu tư đánh giá là một phần của thị trường chứng khoán. Nó là một cuộc chơi, có cái được đánh giá quá cao, có cái bị đánh giá thấp.
Theo ông Hải, các nhà đầu tư đang định giá cổ phiếu Alphanam quá thấp so với thực tế. Ảnh: Hàn Phi |
- Ngoài việc rút niêm yết ALP, ông còn kế hoạch gì khác?
- Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng giảm số công ty mình đang nắm xuống còn khoảng dưới 10 đơn vị. Và để làm được việc này, tôi sẽ rút niêm yết cả AME và TLC. Kế hoạch này đã được ĐHCĐ thông qua, và có lẽ sẽ tiến hành còn sớm hơn cả ALP. Khi rút xuống sàn, tôi sẽ dùng AME làm công ty mẹ để sáp nhập khoảng 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ điện, giao thông, xây dựng lại với nhau. Và chuyển tên công ty thành Alphanam E&C. Thực ra, về bản chất, từ 1/4, Alphanam E&C đã bắt đầu hoạt động theo sơ đồ hợp nhất này rồi. Nhưng vẫn phải chờ những thủ tục chính thức về pháp lý để thông qua. Sau đó, có thể niêm yết trở lại, tùy tình hình, và khi đó giá chắc cũng sẽ không thể dưới 10.000 đồng, và vốn điều lệ dự kiến khoảng 500 tỷ đồng.
- Sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh và đầu tư của ông bây giờ so với lúc trước như thế nào?
- Trước đây, chiến lược kinh doanh của tôi là đầu tư tài chính để ăn theo. Và tôi đã mất tiền rất nhiều trong việc "đầu tư vào các công ty làm ăn hiệu quả" như vậy. Đó cũng là thời điểm thị trường chứng khoán lao dốc không phanh, cổ phiếu từ xuống cả chục lần. Nhưng từ 6, 7 năm nay, triết lý đầu tư của tôi đã thay đổi. Bây giờ tôi đầu tư thôn tính, mua lại trên 75% những công ty thua lỗ và chỉ mua vào mà không bán ra. Nói vui ngày xưa là mua pháo cho người khác đốt, bây giờ tôi mua pháo mình tự đốt.
Tôi thấy chiến lược này đang rất hiệu quả. Mua công ty làm ăn lỗ thì họ mất, chứ mình không mất, mà lại mua được giá rẻ. Đây không phải canh bạc cảm tính, mà hoàn toàn là lý trí, bằng nghiệp vụ phân tích chuyên nghiệp. Nói ngắn gọn, chiến lược đầu tư của Alphanam tập trung vào tài sản, còn hoạt động kinh doanh như thế nào sẽ phục hồi lại dần. Như vậy, dù công ty thế nào, chỉ cần tìm được nguồn bán tài sản là tôi lại có lãi ngay.
Ngoài ra, thời điểm này, tôi xác định, chiến lược của Alphanam là củng cố nội lực, tự thân vận động. Năm nay, tôi xây dựng kế hoạch kinh doanh của Alphanam không có biểu đồ, không có con số, chỉ có hình ảnh. Hình ảnh đó là tôi ngồi vá lưới, hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán ngồi vá thuyền, toàn bộ nhân viên, lãnh đạo tranh thủ ăn cá khô, chờ sóng yên bể lặng mới tiếp tục rong buồm ra khơi.
- Chiến lược này có gì mâu thuẫn với quyết định mua lại các công ty mà ông đang nhắm tới?
- Chuyện kinh doanh vẫn đang tiếp diễn. Tôi cho rằng càng trong thời kỳ khủng hoảng thì cơ hội càng lớn, vấn đề là nắm bắt cơ hội như thế nào thôi. Tôi vẫn tiến hành mua lại các công ty thua lỗ, nếu thấy hợp lý. Ví dụ, tôi đang đàm phán để mua lại 75% vốn một nhà máy cồn Ethanol ở Quảng Nam. Nhà máy này kinh doanh thua lỗ khoảng 400 tỷ đồng và khoản nợ phải trả hơn 700 tỷ đồng nữa. Nếu thương vụ mua bán này thành công thì số lỗ hợp nhất tại báo cáo tài chính sẽ gánh thêm gần 300 tỷ đồng.
Hàn Phi
Theo Vnexpress
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025