
-
Các mạch nguồn lực của nền kinh tế phải được thông suốt
-
Sơ kết vụ Đông Xuân 2021-2022, triển khai vụ Hè Thu, vụ mùa các tỉnh phía Bắc
-
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch TP.HCM
-
[Talkshow] Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện cho mùa hè 2022 ở miền Bắc
-
Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tỉnh Hải Dương trước ngày 10/6 -
[Infographic] SIPAS 2021: Quảng Ninh 3 năm liên tiếp dẫn đầu
![]() |
.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri. |
Trao đổi với cử tri quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng ngày 14/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội nhất trí với ý kiến củ tri là cần tăng cường kiểm soát quyền lực, chống lợi ích nhóm ngay từ khâu soạn thảo các dự án luật.
Tại cuộc tiếp xúc, cử tri Quận Lê Chân nêu một số kiến nghị cụ thể liên quan đến công tác xây dựng pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nói riêng.
Cử tri mong muốn, Quốc hội tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng các văn bản pháp luật, bảo đảm luật có sức sống lâu dài, ổn định; tăng cường giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, kiên quyết không để tình trạng chậm, nợ ban hành như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhiều lần nhấn mạnh tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, tiến tới chấm dứt tình trạng “lách luật” trong đời sống xã hội hiện nay.
Theo cử tri Lê Hữu Đài, cần có cơ quan chuyên trách của Quốc hội về soạn thảo các văn bản luật để khắc phục tình trạng cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ ngay trong quá trình soạn thảo.
Cử tri quận Lê Chân cũng đề nghị Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật thật chặt chẽ, nghiêm minh, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước hiệu quả, góp phần cảnh tỉnh, răn đe, ngăn ngừa vi phạm, để các tập thể, cá nhân “không thể, không muốn, không dám tham nhũng”; rà soát, bổ sung hoàn thiện cơ chế, thể chế kiểm soát quyền lực đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tổ chức.
Chia sẻ ý kiến của các cử tri về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, bảo đảm “tuổi thọ” lâu dài của luật, có cơ chế hiệu quả hơn nữa để kiểm soát quyền lực, chống lợi ích nhóm ngay trong quá trình soạn thảo luật, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nhiệm kỳ Khoá XV là nhiệm kỳ đầu tiên Đảng đoàn Quốc hội đã rà soát, xây dựng và trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 19-KL/TW về Định hướng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ Khoá XV và Đề án về định hướng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ Khoá XV.
Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành kế hoạch chi tiết để chủ động triển khai thực hiện, có dự án đến năm 2025 mới trình Quốc hội xem xét nhưng hiện đã giao rõ cho các cơ quan chủ trì tiến hành nghiên cứu, soạn thảo.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, vừa qua, Trung ương đã chỉ đạo, triển khai xây dựng và đang khẩn trương hoàn thiện Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, trong đó có Đề án “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”.
"Đây là những giải pháp vừa ngắn hạn vừa dài hạn, căn cơ để nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật, nâng cao hơn nữa chất lượng luật pháp cả về hình thức thể hiện và nội dung, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và hiệu quả của hệ thống pháp luật”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, hệ thống pháp luật phải tiếp tục hoàn thiện để cá nhân, tổ chức “không thể, không muốn và không dám tham nhũng”. Trong đó, "không thể thì hệ thống pháp luật phải chặt chẽ, không có sơ hở. Không muốn thì chế độ, chính sách đãi ngộ, tiền lương phải thoả đáng. Không dám thì chế tài phải đủ mạnh, tính răn đe, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm. Tại Hội nghị Trung ương vừa qua đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này".
Đề cập đến Luật Đất đai sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, vừa qua, Trung ương đã ban hành Nghị quyết mới về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao", tập trung vào 6 lĩnh vực.
Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bàn và nhất trí trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi Luật Đất đai theo đúng tinh thần Nghị quyết mới của Trung ương và có thể trình Quốc hội xem xét theo quy trình tại 3 Kỳ họp để bảo đảm chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của Trung ương và thực tiễn cuộc sống đặt ra. Trong quá trình đó, phải xây dựng đồng bộ các nghị định hướng dẫn thi hành Luật để Luật ban hành thực thi được ngay.

-
Sơ kết vụ Đông Xuân 2021-2022, triển khai vụ Hè Thu, vụ mùa các tỉnh phía Bắc -
Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tỉnh Hải Dương trước ngày 10/6 -
[Infographic] SIPAS 2021: Quảng Ninh 3 năm liên tiếp dẫn đầu -
Người lao động được quyết định mức đóng quỹ xã hội, từ thiện tại doanh nghiệp -
Tiền khó tiêu, lạm phát cận kề, Quốc hội lo -
Phó thủ tướng Lê Minh Khái làm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia -
Thêm một số phiên họp của Quốc hội được truyền hình trực tiếp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/5
-
2 Soi tiến độ 5 dự án sử dụng vốn ODA do Bộ Giao thông Vận tải triển khai
-
3 Tín dụng tăng đáng kinh ngạc, Big 4 lo thiếu room triển khai hỗ trợ lãi suất 2%
-
4 Rà soát dự án FDI quy mô vốn lớn, sử dụng nhiều đất
-
5 Vì sao SCIC bị “trượt” Dự án PPP đường cao tốc Chơn Thành - Đắk Nông?
-
Tập đoàn Đại Minh tổ chức lễ kỷ niệm 8 năm thành lập
-
Schneider Electric bắt tay Tân Á Đại Thành xây dựng giải pháp cho khu đô thị thông minh
-
Gợi ý những mẫu nhẫn ấn tượng cho nam giới tại Kim Thành Nhân
-
Thaifex 2022 thiết lập sân chơi cho các doanh nghiệp F&B sau đại dịch
-
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thăm và tặng quà công nhân lao động Eurowindow
-
Giải chạy BIDVRUN: Gần 50.000 vận động viên đóng góp hơn 8,2 tỷ đồng xây nhà tránh lũ