
-
Đầu tư I.P.A mua Công ty quản lý quỹ của công ty liên kết
-
Công ty con DIC Corp bị phạt và truy thu thuế hơn 363 triệu đồng
-
Hoàng Anh Gia Lai công bố thay thế một tổ chức trong đợt phát hành riêng lẻ
-
Vi phạm quy định công bố thông tin, Đầu tư LDG bị xử phạt
-
Người nhà Chủ tịch Đỗ Duy Thái đồng loạt đăng ký bán ra cổ phiếu Thép Pomina -
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Dương ACC gặp khó
Kinh doanh thời dịch: Doanh thu giảm nhưng không cắt chi phí bán hàng
Phải tới tháng 5/2020, sau những ngày dài thực hiện giãn cách xã hội, học sinh các khối lớp mới đi học trở lại để hoàn thành nốt học kỳ II của niên học 2019-2020. CTCP Tập đoàn Thiên Long, hãng văn phòng phẩm với nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn là học sinh, sinh viên và người đi học, cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng.
Doanh thu bán hàng quý vừa qua của Thiên Long đạt 468 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ và chỉ bằng một nửa so với quý IV trước đó. Đây là kỳ kinh doanh ghi nhận mức doanh thu thấp nhất của hãng văn phòng phẩm này kể từ quý I/2016, nhưng đáng chú ý hơn, đây còn là quý đầu tiên Thiên Long phải báo lỗ với giá trị lỗ ròng hơn 23 tỷ đồng.
Nguyên nhân bởi, trong khi nhiều doanh nghiệp lựa chọn “ngủ đông” hay co cụm hoạt động, Thiên Long vẫn đang chi mạnh hơn cho các hoạt động phục vụ việc bán hàng để xây dựng thương hiệu và kích cầu tiêu dùng. Chi phí bán hàng quý I/2020 vẫn tăng hơn 14% so với cùng kỳ, đạt hơn 100 tỷ đồng. Bình quân, cứ mỗi 100 đồng doanh thu có được, Thiên Long chi hơn 21 đồng cho hoạt động bán hàng. Ngoài phần lớn số tiền dành để chi trả cho nhân viên, chi phí cho hoạt động tiếp thị, hội chợ của Thiên Long cũng tăng 38%.
![]() |
Một trong các chương trình triển khai trong mùa dịch của Thiên Long bắt tay nhiều thương hiệu Việt khác. |
Ngoài là quý đầu tiên thua lỗ, quy mô tài sản của Thiên Long cũng giảm khoảng 6,3% trong quý này, xuống còn 2.264 tỷ đồng. Cùng đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của hãng văn phòng phẩm này kỳ vừa qua còn âm tới 209 tỷ đồng. Thiên Long bù đắp lại sự thâm hụt của dòng tiền kinh doanh phần lớn từ việc sử dụng khoản tiền gửi ngân hàng. Có được tấm đệm trong thời khó là nhờ quá trình tích lũy các năm trước, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại từ các năm trước đến cuối quý I/2020 vẫn còn hơn 400 tỷ đồng, tương đương 51% vốn điều lệ của Thiên Long.
“Khó khăn tạo ra cơ hội mới”
Chấp nhận con số chi ra nhiều hơn thu về cũng đồng nghĩa rằng nhiệm vụ cho các tháng còn lại của năm sẽ áp lực hơn. Năm 2020, Thiên Long dự kiến trình ĐHĐCĐ phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chỉ giảm nhẹ so với năm trước với doanh thu thuần là 3.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 325 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi ngày, hãng văn phòng phẩm này phải thu về khoảng 1,2 tỷ đồng lợi nhuận và 10 tỷ đồng doanh thu, trong khi con số của các tháng đầu năm là 5,14 tỷ đồng.
Mục tiêu này được xây dựng dựa trên giả định kịch bản học sinh đi học trở lại vào tháng 5, thị trường hồi phục dần và trở lại bình thường đầu quý III. Lãnh đạo Thiên Long cũng nêu khả năng điều chỉnh để phù hợp những diễn biến thay đổi của dịch.
Trong những lời gửi đến các cổ đông khi tổng kết lại năm 2019 và kế hoạch của năm tới, ông Cô Gia Thọ - Chủ tịch HĐQT cũng là người sáng lập Thiên Long nói về các thách thức hiện nay: “muôn màu” và “ngày càng khó khăn”. Dịch Covid-19 là thách thức gần nhất, cùng đó, công nghệ và trí tuệ nhân tạo là yếu tố khiến tốc độ thay đổi của thế giới nhanh chóng và đa dạng hơn.
“Thế nhưng, chân lý mà Thiên Long luôn tin tưởng, đó là khó khăn trui rèn nên bản lĩnh và tạo ra cơ hội mới, vậy nên nó là động lực để doanh nghiệp chuyển mình và vươn xa hơn”, ông Cô Gia Thọ nhấn mạnh. Chiến lược cụ thể để biến khó khăn thành động lực hiện chưa được vị thuyền trưởng này nêu chi tiết.
Thiên Long thực tế cũng đã ghi nhận nhiều bước chuyển trong năm 2019, đáng chú ý là xu hướng đem sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường khác. Trong năm 2019, Thiên Long đã phát hành riêng lẻ 5 triệu cổ phiếu với giá phát hành là 85.000 đồng/cổ phần cho NWL Cayman Holdings Ltd (được nắm giữ bởi Newell Brands - tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu từ Mỹ với loạt thương hiệu lớn trong ngành văn phòng phẩm. Hoạt động xuất khẩu cũng ghi nhận tăng trưởng thời gian qua. Trong quý I vừa qua, đây cũng trở thành động lực tăng trưởng doanh thu chính với mức tăng 14,6%, trong khi doanh thu nội địa giảm sút.

-
Người nhà Chủ tịch Đỗ Duy Thái đồng loạt đăng ký bán ra cổ phiếu Thép Pomina -
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Dương ACC gặp khó -
Cổ đông Thuỷ sản Minh Phú sắp nhận khoảng hơn 164 tỷ đồng cổ tức năm 2022 -
Lãnh đạo Vận tải và Xếp dỡ Hải An “bán chui” cổ phiếu do... mắt kém -
M&A là cùng chìa tay để giữ được doanh nghiệp, giữ được tài sản -
Victory Capital thay Tổng giám đốc lần thứ ba trong năm 2023 -
Saigonres hạ kế hoạch lợi nhuận về 99 tỷ đồng trong năm 2023
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12
-
2 Bất động sản Việt Nam lọt "mắt xanh” của các nhà đầu tư châu Á
-
3 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 3: Tầng 39 bí ẩn và mật mã trên hồ sơ vay tiền
-
4 HoREA đề nghị loạt giải pháp gỡ khó, Hiệp hội ngân hàng khẳng định không cho vay bằng mọi giá
-
5 Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ - Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”
-
“Giải mã” nhóm tính năng giúp VNSC by Finhay giành giải thưởng Công nghệ Fintech Toàn cầu IBSi
-
Bảo hiểm PJICO được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính “aaa.VN” cao nhất Việt Nam
-
Bia Saigon và sứ mệnh nâng tầm vị thế thương hiệu bia của người Việt
-
Epson ra mắt Trung tâm giải pháp văn phòng mới hiện thực hóa đầu tư bền vững
-
Bí Kíp Vàng – Tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số
-
AB InBev giữ vững sức hút Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam