Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nêu 4 giải pháp tháo điểm nghẽn liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Gia Huy - 27/09/2019 16:13
 
Tại Diễn đàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam diễn ra chiều 27/9 tại TP.HCM, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, hiện có 4 điểm nghẽn trong liên kết vùng kinh tế trong điểm phía Nam, đồng thời ông cũng chỉ ra 4 giải pháp để khơi thông các điểm nghẽn này.
ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

Cụ thể, ông Liêm cho rằng, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong vùng đã tận dụng thời cơ để tham gia vào phát triển hạ tầng và xây dựng những chuỗi sản phẩm của vùng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, bước đầu đã hình thành các mô hình liên kết phát triển chăn nuôi giữa các doanh nghiệp lớn trong vùng vùng với các hộ chăn nôi tại các tại các địa phường có lợi thế về nguồn nguyên liệu, tinh chế thành phẩm và phân phối sản phẩm trên địa bàn vùng dần được hoàn thiện.

Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế so sánh về nguồn nhân lực và trình độ công nghệ để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và thực hiện các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp, cung ứng các vùng cũng như phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

Về thương mại, một số doanh nghiệp lớn trong vùng đã liên kết đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, tổ chức các chương trình hội chợ, bán hàng… để góp phần tiêu thụ sản phảm và cung ứng hàng hóa phụ vụ người tiêu dùng.

Tuy nhiên, bên canh những kết quản đạt được, còn tồn tại 4 điểm nghẽn trong thực hiện liên kết vùng, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Thứ nhất, kết nối hạ tầng giao thông, vận tải còn nhiều hạ chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của vùng, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy giao thông hàng hóa giữa các địa phương trong vùng. Chưa hình thành được các trung tâm Logistics, cảng cạn quy mô lớn có vai trò trung chuyển hàng hóa của vùng.

Các tuyến đường liên vùng, hướng tâm, hành đai, các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu quốc tế chưa hoàn chỉnh.

Tình trạng quá tải diễn ra trong gia thông đô thị, một số tuyến quốc lộ, thậm chí cảng hàng không, cảng biển,… gây nghẽn kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Trung ương chưa có cơ chế về nguồn lực cho vùng mà phân bổ cho từng địa phương. Do đó, những khó khăn về nguồn lực, cơ chế chia sẻ lợi ích trách nhiệm chua rõ ràng đã làm chậm tiến độ, cản trở việc triển khai các dự án liên kết vùng.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Lao động được đào tạo chủ yếu là lao động sơ cấp và đạo tạo khác, lao động trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ thấp trên tổng số lao động được đào tạo. Xảy ra tình trạng thiếu lao động, mất cân đối cung cầu trong phân bổ nguồn lao động.

Thứ 3, vùng có tỷ lệ nhập cư, tỷ lệ tăng dân số cơ học cao đã gây ra tình trạng quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng, nguy cơ ô nhiễm môi trường, cung cấp và tiêu thoát nước của các tỉnh thành trong vùng, đặc biệt ở các đô thị và khu công nghiệp.

Thứ tư, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu và các ngành, lĩnh vực ưu tiên liên kết vùng do đó chưa hỗ trợ được việc lựa chọn các dự án liên kết vùng cũng như đánh giá quá tình và hiệu quả của các hoạt động liên kết.

Ngoài ra, còn phải kể đến sự hạn chế nội tại về năng lực tài chính, quản trị của doanh nghiệp, về nhận thức liên kết các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao,… khiến cho doanh nghiệp chưa có điều kiện để kết nối chặt chẽ hơn.

Ông Liêm cũng chỉ ra 4 giải pháp cho những tắc nghẽn trên.

Thứ nhất, các tỉnh, thành phố trong vùng cần tiếp tục kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cung cấp thông tin, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh và giao thương hàng hóa.

Cần quan tâm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, ít rủi ro, khuyến khích và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong mọi nghành, lĩnh vực, địa phương xóa bỏ rào cản tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực xã hội, các yếu tố sản xuất, cơ hội kinh doanh, tham gia thị trường….

Ban hành chính sách phát triển hoạt động kinh doanh theo chuỗi giá trị theo từng ngành, hợp tác, liên kết phát triển mạng lưới giữa các ngành, giữa các vùng kinh tế để nâng cao năng lực, lợi thế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ hai, kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm của vùng, xây dựng và phát triển hệ thống Logistics trong vùng, kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế phát huy nguồn lực doanh nghiệp để xây dựng hạ tầng cho vùng, trong đó tiên quyết là hệ thống giao thông Logistics gắn với phát triển công nghiệp - đô thị.

Thứ ba, cần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để mở rộng thị trường, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đảm bảo cung cấp dồi dào nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí cạnh tranh cho các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến - chế tạo. Phát triển thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu nhân lực các tỉnh, thành phố trong vùng với các nước, khu vực và quốc tế.

Thứ tư, đẩy mạnh cải các hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cải các hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI, Chỉ số PAPI.

Xây dựng cơ sở dữ liệu chung của các tỉnh, thành phố thộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm, dự án lớn trên địa bàn để phcuj vụ xây dựng và điều phối các hoạt động liên kết vùng.

Vừa được Bình Dương cấp phép dự án 171 triệu USD, VNTT đạt giải doanh nghiệp công nghệ uy tín
Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (VNTT) vừa được trao giải “Doanh nghiệp công nghệ uy tín năm 2019” và là năm thứ 3 liên tiếp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư