
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
Ông Thân Xuân Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần VKC Holdings (mã chứng khoán: VKC), vừa thông báo đã mua thành công 961.200 cổ phiếu bằng phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Giao dịch được thực hiện trong tháng 6. Tính theo thị giá hiện tại của VKC, khối lượng cổ phiếu ông Tuấn vừa mua chỉ trị giá khoảng 1 tỷ đồng.
Trong thông báo đăng ký giao dịch công bố trước đó, ông Nghĩa cho biết mục đích thương vụ này là để đầu tư. Sau giao dịch, người đứng đầu VKC Holdings nâng tỷ lệ sở hữu cá nhân tại công ty từ 0,2% (38.800 cổ phiếu) lên 5,19% (1 triệu cổ phiếu), qua đó góp mặt trong danh sách cổ đông lớn.
VKC tiền thân là Công ty cổ phần Cáp nhựa Vĩnh Khánh, từng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, nhưng đến 25/4/2023 bị Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội huỷ niêm yết bắt buộc do tổng số lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ thực góp và công ty kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2022. Cổ phiếu này sau đó đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM và chỉ được giao dịch phiên thứ 6 hàng tuần. Thị giá cổ phiếu hiện tại chỉ 1.000 đồng mỗi cổ phiếu, theo đó giá trị vốn hoá thị trường chưa đến 20 tỷ đồng.
Trong tài liệu ĐHĐCĐ bất thành lần 1, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu năm nay đạt 20 tỷ đồng, giảm 37% (tương ứng 10 tỷ đồng) so với cùng kỳ. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế âm 60 tỷ đồng, kỳ vọng cải thiện 32% so với lỗ 88 tỷ đồng ở với năm ngoái.
Theo ban lãnh đạo công ty, VKC hiện đối mặt với vấn đề thiếu nguồn vốn để hoạt động, không có khả năng huy động nguồn vốn mới. Máy móc thiết bị sản xuất đã cũ nên tiêu hao nguyên liệu lớn và sử dụng nhiều lao động, dẫn đến khó cạnh tranh giá với đối thủ.
“Mục tiêu trước tiên là xử lý các vấn đề tồn đọng, cố gắng hoạt động lại sản xuất kinh doanh và giảm nợ vay. Do đó, chưa thể xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể và chỉ cố gắng duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh trên phần vốn ít ỏi còn lại với tinh thần tiết kiệm, hiệu quả", báo cáo trình ĐHĐCĐ của VCK viết.
Trong quý đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu đạt 5,4 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế âm 15,7 tỷ đồng, cải thiện 8% so với mức lỗ 17,1 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Công ty đang âm vốn chủ sở hữu hơn 100 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến cuối quý I đạt 354 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức gần 359 tỷ đồng hồi đầu năm. Nợ phải trả vượt quá tài sản, lên đến 454 tỷ đồng. Toàn bộ số nợ này đều là nợ ngắn hạn.
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu