-
Chính phủ thống nhất trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
EVNSPC: Đóng điện thành công 3 công trình 110 kV trước Tết Ất Tỵ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 22/1/2025 -
Chi hơn 19 tỷ USD nhập thép và sản phẩm từ sắt thép -
Kết thúc năm 2024, D2D ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3,4 lần so với năm trước -
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa
Doanh nhân Nguyễn Hữu Văn |
Chuyện bắt đầu khi ông Nguyễn Hữu Văn, Việt kiều Mỹ, sau nhiều năm bôn ba xứ người cứ day dứt mãi không thôi vì chưa làm được bao nhiêu cho quê hương. Nhất là khi ông tự nhận mình là người có duyên nợ với ngành dầu khí, nhưng đóng góp chưa được bao nhiêu thì tuổi đã “toan về già”. Bởi vậy, ông quyết định rời Mỹ về Việt Nam để “trả” cho tròn duyên nợ đó.
Là người Hà Nội, nhưng lớn lên ở Sài Gòn. Năm 1969, ông Nguyễn Hữu Văn qua Tây Đức học kỹ sư dầu khí. Sau khi tốt nghiệp ông đến Mỹ lập nghiệp.
Sau 2 thập niên sống ở xứ người, năm 1990, ông có chuyến trở về Việt Nam lần đầu tiên. Thấy nước Việt đâu đâu cũng khó khăn, lại biết đất nước có nguồn lực lớn về dầu khí, vốn sẵn 20 năm kinh nghiệm làm trong ngành dầu khí toàn cầu, ông quyết định về Việt Nam để cống hiến cho quê hương.
Ban đầu, chỉ là tổ chức các cuộc hội thảo để giới thiệu, huấn luyện công nghệ, kỹ năng cho các kỹ sư dầu khí Việt Nam. Rồi trở thành cây cầu đưa họ sang Mỹ học tập. Khi ấy, ông đảm nhiệm vị trí đại diện cho các doanh nghiệp dầu khí lớn ở Việt Nam, như Smith International, ABB, Invensys, Ingersoll Ranch, WorleyParson… Cũng có lúc ông làm tư vấn quản lý giám sát cho dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1, Mông Dương 2…
Nhưng cuối cùng, ông nhận ra, Việt Nam đang bỏ phí kho vàng mang tên “dầu nhớt thải loại”. Hàng năm, Việt Nam đang phải nhập khoảng 400.000 tấn dầu gốc, trị giá khoảng 500 triệu USD. Sau khi pha cùng một số chất phụ gia, dầu gốc sẽ trở thành dầu nhờn, giúp các loại phương tiện như xe gắn máy, xe hơi, máy bay, tàu thủy, máy phát điện… vận hành trơn tru.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng, số dầu này thải thẳng ra môi trường mà không qua xử lý, rất độc hại. Trong khi đó, là người trong nghề, ông biết rằng, loại dầu nhớt thải này hoàn toàn có thể xử lý, tách tạp chất và thông qua xử lý công nghệ cao hydrotreating để “quay trở lại” trở thành dầu gốc, giá lại rẻ hơn 5-7% giá dầu gốc nhập khẩu. Chi phí đầu tư nhà máy cũng không quá cao, khoảng 110 triệu USD. Còn đầu ra thì rộng mở, chính là các công ty phân phối dầu nhờn ở Việt Nam, như Nikko, Vilube, Vidamo, Công ty Dầu nhờn quốc tế…
Nghĩ là làm, năm 2010, ông Văn bắt tay vào lên kế hoạch xây dựng VN Oil - nhà máy xử lý dầu nhờn thải để sản xuất dầu gốc chuẩn API II theo công nghệ của Công ty CEP (Mỹ). Nếu thành công, đây sẽ là nhà máy đầu tiên ở Đông Nam Á và độc quyền ở Việt Nam ứng dụng công nghệ này. Có nhà máy này, Việt Nam vừa giải quyết được vấn đề môi trường, vừa tiết kiệm được một lượng ngoại tệ không nhỏ để nhập dầu gốc.
Nỗ lực chuẩn bị, năm 2014, VN Oil đã được Chính phủ xếp vào danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển, được chỉ định vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). “Bản thân tôi cũng xin nhập quốc tịch Việt Nam để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của nhà máy sau này”, ông Văn cho biết.
Sau hơn 6 năm chuẩn bị, cuối cùng, “đứa con” mà ông Văn thai nghén đã sắp “chào đời”. Nhà máy đã bắt đầu được xây dựng ở KCN Hiệp Phước (TP.HCM) để dự kiến, đến cuối năm 2019, sẽ đi vào hoạt động. Khi ấy, mỗi năm, nhà máy sẽ xử lý 62.000 tấn dầu thải/năm và cho ra thị trường khoảng 43.000 tấn dầu gốc AP II. Lúc ấy, dầu thải sẽ biến thành vàng.
“Nhưng nhà máy ấy mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu của thị trường. Ở Việt Nam, ít nhất phải có 4 nhà máy như thế”, ông Văn mỉm cười, như muốn chia sẻ những kế hoạch lớn lao còn đang được ấp ủ.
Chỉ có điều, hợp đồng độc quyền của VN Oil với CEP sẽ kết thúc vào năm 2020, tức là chỉ còn khoảng 3 năm trong lộ trình đã ký kết. Khi ấy, CEP sẽ có quyền ký kết hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp khác ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng chẳng khiến ông Văn lo lắng, bởi với ông, điều quan trọng là làm sao bảo vệ được môi trường của Việt Nam.
Điều khiến ông băn khoăn chỉ là, việc khơi dòng tín dụng cho dự án tới giờ này vẫn chưa thật suôn sẻ, dù Chính phủ đã chỉ đạo và VDB cũng đã thẩm định dự án hơn một năm qua.
Nhưng vượt qua mọi lo lắng, thì điều quan trọng với ông Văn, đó là làm sao được đóng góp sức mình cho quê hương, đất nước. Bởi không có Việt Nam, đã không có một Nguyễn Hữu Văn ngày hôm nay.
-
Xuất nhập khẩu với khu vực thị trường CPTPP vượt 102 tỷ USD -
Năm 2024, Sonadezi Châu Đức (SZC) báo lãi hơn 300 tỷ đồng -
Kết thúc năm 2024, D2D ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3,4 lần so với năm trước -
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa -
Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh -
Việt Nam - Hoa Kỳ đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuế cá tra, basa tại WTO -
Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa