-
Cảng Quốc tế Long An sẵn sàng khai thác container đi quốc tế -
Hàng loạt doanh nghiệp Hoa Kỳ sắp đến TP.HCM triển khai thỏa thuận đã ký kết -
Đà Nẵng - “đất lành” cho khởi nghiệp -
Logistics thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng -
“Bệ phóng” cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông -
Khu công nghiệp Cái Mép - “địa chỉ đỏ” hút dòng vốn mới
Hiện trạng khu đất Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt do Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An làm chủ đầu tư. |
Mới mà cũ
Theo thông tin của phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Hoàng Thao, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vừa ký Công văn số 5450/UBND-KT gửi Thủ tướng Chính phủ để giải trình, kiến nghị liên quan khu đất thực hiện Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt do Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An làm chủ đầu tư trên diện tích đất của Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An (Bình Dương).
Tại công văn này, UBND tỉnh Bình Dưỡng cho biết, hiện Khu nhà ở thương mại đường sắt (6,4 ha) và Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng (4,8 ha) do Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An làm chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục đất đai và chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ các cơ sở pháp lý và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An được tiếp tục triển khai thực hiện Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt (6,4 ha). UBND tỉnh Bình Dương cũng đề nghị Thủ tướng giao Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) có ý kiến xử lý các vấn đề liên quan việc tháo dỡ 3 bộ ghi và các nhánh đường sắt nội bộ nằm trong khu vực Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An.
Như vậy, hướng xử lý đối với khu đất thực hiện 2 dự án nhà ở thương mại tại Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An của UBND tỉnh Bình Dương không mới so với đề xuất mà tỉnh này đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1987/UBND-KT ngày 23/4/2020.
Trước đó, tháng 8/2020, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 6804 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đối với các vấn đề liên quan khu đất thực hiện Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt do Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An làm chủ đầu tư.
Cụ thể, Phó thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Dương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Bộ GTVT và các bộ để xử lý các vấn đề liên quan khu đất thực hiện Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật, bảo đảm không thất thoát tài sản nhà nước. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An có diện tích khoảng 11,2 ha, tại đường Lý Thường Kiệt (phường Dĩ An, TP. Dĩ An, Bình Dương) được chia làm 2 khu: khu phía trước hơn 6,4 ha - nơi có 4 đường ray là kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; khu phía sau 4,8 ha, gồm bãi hàng, kho xưởng. Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giao Công ty Vật tư đường sắt Sài Gòn (nay là Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn) quản lý, khai thác.
Năm 2012, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phê duyệt cơ cấu sử dụng 6,4 ha làm thương mại - dịch vụ, còn lại khoảng 4,8 ha xây lại Trạm Vật tư, bao gồm cả 4 đường ray đường sắt. Đơn vị này giao người đại diện vốn tại Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn phối hợp lựa chọn đối tác đầu tư Dự án. Một năm sau, UBND tỉnh Bình Dương giao Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An làm chủ đầu tư Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt 6,4 ha.
Nhằm nâng cao giá trị lô đất, 4 đường ray ở Trạm Vật tư sẽ được dời từ mặt tiền đường Lý Thường Kiệt vào khu phía sau. Sau khi dịch chuyển đường sắt, Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn phải khôi phục lại nguyên trạng các đường, kèm theo hệ thống bãi hàng, nhà kho phục vụ Trạm Vật tư (khoảng 4,8 ha).
Đến năm 2017, khu đất trên được Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn chuyển nhượng lại cho Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An. Sau khi nhận chuyển nhượng, đơn vị này đăng ký làm chủ đầu tư Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng 4,8 ha và được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận.
Điều đáng nói là, tại khu đất có diện tích rộng 4,8 ha này, theo yêu cầu của Bộ GTVT, Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn phải lắp lại đường ray bị tháo, xây lại trạm vật tư. Tuy nhiên, hiện toàn bộ Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An đã bị xẻ thành 2 dự án nhà ở thương mại, trong khi hàng ngàn thanh ray, tà vẹt là tài sản quốc gia bị tháo dỡ nằm chất đống nhiều năm qua.
Rủi ro pháp lý
Tại Công văn số 5450/UBND-KT, UBND tỉnh Bình Dương tái khẳng định việc địa phương giao đất để Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An thực hiện Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt 6,4 ha là đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, sau khi nhận được đề nghị của Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An và ý kiến của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam liên quan việc đầu tư Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt, UBND tỉnh Bình Dương đã có Công văn số 21/UBND-KTN, ngày 7/1/2013 xin ý kiến Bộ GTVT về việc đầu tư Dự án này.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, tại Công văn số 1222/BGTVT-TC, ngày 6/2/2013, Bộ GTVT đã thống nhất với ý kiến của Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về phương án quy hoạch cơ cấu sử dụng đất Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An của Công ty CP Vật tư Đường sắt Sài Gòn, trên cơ sở việc quy hoạch phải đảm bảo Trạm Vật tư phù hợp với nhiệm vụ của Công ty; không ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là không ảnh hưởng đến nhiệm vụ an toàn chạy tàu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
“Trên cơ sở ý kiến của Bộ GTVT, căn cứ quy định của Luật Nhà ở và các quy định có liên quan, UBND tỉnh Bình Dương đã có Công văn số 3754/UBND-KTN, ngày 4/12/2013 chấp thuận để Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An làm chủ đầu tư Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt tại phường Dĩ An, thị xã Dĩ An với diện tích 6,3 ha, sau đó được điều chỉnh lên 6,4 ha”, Công văn số 5450 do ông Nguyễn Hoàng Thao ký nêu rõ.
Đối với khu đất thực hiện Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng 4,8 ha, UBND tỉnh Bình Dương khẳng định, tại thời điểm khảo sát, khu đất chỉ có 4 nhà kho với diện tích khoảng 2.900 m2, còn lại là đất giao thông nội bộ, đất trống (không có hệ thống đường ray xe lửa).
Trên cơ sở thoái vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn và theo đề nghị của Công ty, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2117/QĐ-UBND, ngày 4/8/2017 cho phép Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn chuyển sang trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê đối với diện tích 4,8 ha. Đến đầu tháng 1/2018, Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất 4,8 ha của Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn và được địa phương cho phép điều chỉnh mục đích sử dụng thành nhà ở thương mại. Hiện nay, Công ty chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và các thủ tục đất đai, nên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 28/5/2019, UBND tỉnh Bình Dương có Công văn số 2457/UBND-KTN tạm dừng thực hiện Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng (4,8 ha) của Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An trong thời gian chờ các cơ quan chức năng rà soát các nội dung có liên quan đến việc đầu tư Dự án.
Cần phải nói thêm rằng, tại Công văn số 4693/BGTVT-KCHT ngày 15/5/2020 gửi Văn phòng Chính phủ cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến khu đất Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An, Bộ GTVT cho rằng, Quyết định số 5011/QĐ-UBND ngày 19/11/2009 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An là chưa đúng thẩm quyền.
Bộ GTVT khẳng định, Công văn số 1222/BGTVT-TC ngày 6/2/2013 chỉ thống nhất về nguyên tắc phương án cơ cấu quy hoạch sử dụng đất các phân khu chức năng để phục vụ hoạt động của doanh nghiệp theo ý kiến của Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với điều kiện việc quy hoạch phải đảm bảo Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An (kho, xưởng, bãi, công trình phụ trợ) phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị, không ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh và nhiệm vụ an toàn chạy tàu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT nhấn mạnh, nội dung Công văn số 1222 không phê duyệt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và không có nội dung thống nhất việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đối với khu đất tại Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An.
Với những lý do nói trên, đến thời điểm này, theo Bộ GTVT, việc đầu tư xây dựng, cải dịch, di dời kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia tại Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An và quá trình việc tháo dỡ 3 bộ ghi cùng các nhánh đường sắt số 60, 61, 62 trong khu vực Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
“Liên quan đến Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt, do Công ty Vật tư đường sắt Sài Gòn đã cổ phần hóa và không còn vốn nhà nước, nên chúng tôi không nắm được các diễn biến mới của vụ việc”, một lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay.
-
Đà Nẵng - “đất lành” cho khởi nghiệp -
Logistics thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng -
“Bệ phóng” cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông -
Khu công nghiệp Cái Mép - “địa chỉ đỏ” hút dòng vốn mới -
Doanh nghiệp cảng biển gia tăng dịch vụ trọn gói -
Xây lắp Hải Long - 25 năm kiên định với sứ mệnh “Xây dựng để trường tồn” -
Thâu tóm Sabibeco, Sabeco vươn tới “ngôi vương”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/11 -
2 Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn -
3 Quốc hội thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, sửa một số luật về đầu tư -
4 Đón non-prefunding, công ty chứng khoán nào có lợi thế? -
5 Coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng đánh giá cán bộ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon