
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
![]() |
Họp báo thường kỳ quý I/2016 Bộ Tài chính (Ảnh: Mạnh Bôn) |
Tại cuộc họp báo này, Bộ Tài chính cho hay, trong 3 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra được 6.510 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 1.629 tỷ đồng.
“Tính đến tháng 3 năm 2016, tổng số tiền nợ thuế năm 2015 đã được thu hồi là 10.850 tỷ đồng. Tính đến ngày 15/3/2016, cơ quan hải quan đã thực hiện 546 cuộc kiểm tra sau thông quan, quyết định truy thu hơn 245 tỷ đồng, đã thực thu vào ngân sách nhà nước - NSNN - (bao gồm cả thu nợ từ những năm trước) gần 198 tỷ đồng”, ông Ngô Chí Tùng, Phó chánh Văn phòng Bộ Tài chính thông tin.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN tháng 3 ước đạt 70.400 tỷ đồng; luỹ kế thu quý I đạt 230.500 tỷ đồng, bằng 22,7% dự toán và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2015. Như vậy, số thu ngân sách trong tháng 3 tăng khoảng 4.100 tỷ đồng so với tháng 2, nhưng giảm khá mạnh so với số thu bình quân 2 tháng đầu năm (đạt 80.050 tỷ đồng) khiến tốc độ tăng thu từ mức 2,4% trong 2 tháng đầu năm xuống chỉ còn 0,3% trong quý I.
Tốc độ tăng thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nước 3 tháng đầu năm giảm mạnh so với 2 tháng đầu năm. Cụ thể, nếu như 2 tháng đầu năm, tốc độ tăng thu nội địa đạt 12,8% thì trong quý I chỉ còn tăng 10%.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất - nhập khẩu tháng 3/2016 đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 6.600 tỷ đồng so với tháng 2/2016, nhưng tính chung lại, cả 3 tháng đầu năm, khoản thu này mới 20,2% dự toán, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2015, sau khi trừ đi tiền hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu thì số thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu mới chỉ đạt 27.600 tỷ đồng, bằng 16% dự toán và giảm 18,7% so cùng kỳ năm 2015.
Giá dầu giảm mạnh khiến số thu từ dầu thô trong quý I/2016 giảm rất mạnh. Trong tháng 3 chỉ thu được 2.800 tỷ đồng (tăng 100 tỷ đồng so với tháng 2), nhưng cả quý cũng chỉ thu được 8.900 tỷ đồng, bằng 16,4% dự toán, chưa bằng 46% so với cùng kỳ năm 2015.
Mặc dù thu NSNN trong quý I rất khó khăn, đặc biệt là thu từ dầu thô, nhưng ông Đào Xuân Tuế, Phó vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính khẳng định chưa tính đến chuyện trình Quốc hội điều chỉnh cân đối ngân sách năm 2016. Việc chưa vội điều chỉnh cân đối ngân sách là bài học kinh nghiệm đã được rút ra trong điều hành ngân sách năm 2015.
“Năm 2015 giá dầu giảm rất mạnh so với mức giá dự toán 100 USD/thùng (giá thanh toán bình quân chỉ đạt 56,2 USD/thùng”, nhưng cuối cùng thu ngân sách vẫn vượt dự toán. Nguyên nhân là nhờ giá dầu thô giảm kéo giá xăng dầu thành phẩm giảm, làm giảm chi phí đầu vào, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, mở rộng hoạt động nên ngân sách tăng thu. Cộng với việc năm 2015 cơ cấu lại nguồn chi trên tinh thần tiết kiệm chi tối đa, đặc biệt là chi thường xuyên nên cân đối thu - chi ngân sách năm 2015 bảo đảm như dự toán đã được Quốc hội thông qua trước đó”, ông Tuế giải thích về việc chưa tính đến chuyện điều chỉnh lại dự toán ngân sách năm 2016.
Trả lời các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu (hiện tại là 3.000 đồng/lít), Thứ trưởng Bộ Tài chính, bà Vũ Thị Mai khẳng định, Bộ Tài chính chưa có kế hoạch đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nâng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.
Ngày 1/5/2015, thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng dầu tăng tới 3 lần (ngoại trừ dầu hỏa). Cụ thể, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng và nhiên liệu bay tăng từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít; diezel tăng từ 500 đồng/lít lên 1.500 đồng/lít; mazut, dầu nhờn tăng từ 300 đồng/lít lên 900 đồng/lít.
Việc điều chỉnh tăng mức thuế bảo vệ môi trường ở thời điểm 1/5/2015, theo giải thích của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng là nhằm ứng phó với tình hình giá dầu giảm và duy trì ở mức thấp; khuyến khích việc sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5, E10); đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân khi giá dầu trên thế giới giảm và thực hiện cam kết quốc tế về thuế nhập khẩu.
Mặc dù khẳng định chưa tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, nhưng bà Mai tiết lộ, trong kế hoạch tài chính trung hạn (sẽ trình Quốc hội thông qua vào cuối năm nay) có các giải pháp về thuế, tức là cũng có loại thuế suất sẽ tăng.
“Thuế suất nào sẽ tăng, tăng bao nhiêu phải dựa trên cơ sở tổng kết, đánh giá cụ thể các luật thuế, sắc thuế, chính thuế hiện hành từ đó mới đề xuất mức thuế phù hợp nhằm tăng thu cho NSNN đồng thời phải bảo đảm thúc đẩy phát triển kinh tế”, bà Mai nói thêm.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort