-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
Quỹ đầu tư chỉ số nội đầu tiên
Phải mất 2 năm chuẩn bị, đến nay, Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) mới có thể nộp hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chỉ số (ETF). EFT nội địa đầu tiên này mô phỏng theo Chỉ số VN30, với 95% danh mục sẽ là các cổ phiếu thuộc rổ VN30.
Việc hình thành các sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán là diễn tiến tất yếu, nhưng không thể nóng vội |
Chia sẻ thông tin này tại Hội nghị Đầu tư Vietnam Access Day 2014 diễn ra vào tuần trước, bà Lương Thị Mỹ Hạnh, Phó tổng giám đốc VFM cho biết: “Chúng tôi vừa mới nộp hồ sơ và nếu không có gì trở ngại, chúng tôi sẽ chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập và niêm yết quỹ này trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào quý II/2014”.
Theo bà Hạnh, quỹ mới này ra đời sẽ thu hút được sự quan tâm, vì những ưu điểm, như nhà đầu tư có thể giao dịch trên sàn hoặc đến trực tiếp công ty quản lý quỹ để đăng ký hoặc bán lại.
Hơn nữa, nhà đầu tư có thể kiểm tra giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ bất cứ lúc nào và cập nhật danh mục của quỹ hàng ngày. Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu.
Có câu hỏi đặt ra là, vì sao phải chuẩn bị lâu vậy?
Trước hết, cơ sở pháp lý cho hoạt động của loại quỹ này là Thông tư 229/2012/TT-BTC cũng mới được ban hành vào cuối năm 2012. Sau khi có cơ sở pháp lý, các sở giao dịch chứng khoán còn phải xây dựng quy chế và các bộ chỉ số làm cơ sở tham chiếu. Trung tâm Lưu ký chứng khoán cũng phải hoàn thiện cơ chế về các nghiệp vụ liên quan, như vay và cho vay chứng khoán…
Nhiều sản phẩm quỹ khác
Tham gia diễn đàn thảo luận về các sản phẩm mới cho nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Vietnam Access Day 2014, còn có đại diện các công ty quản lý quỹ VinaCapital, Vietcombank Fund Management (VCBF), Eastspring Investments, Vietnam Fund Management (VAM) và Viet Capital Asset Management. Họ đã thảo luận vấn đề làm sao sớm có thêm các sản phẩm quỹ, trong đó có quỹ đầu tư tương hỗ (mutual fund), quỹ hưu trí (pension fund), quỹ liên kết chỉ số…
Ông Avinash Satwalekar, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Đầu tư VCBF, đồng thời là đại diện Franklin Templeton Investments (FTI) tại Việt Nam cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ các nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa biết nhiều về các sản phẩm mới, trong khi nhân viên ngân hàng lại không đủ kiến thức để giúp nhà đầu tư hiểu và mua sản phẩm. Vì thế, cần phải giúp nhà đầu tư hiểu về sản phẩm mới.
Ông Phạm Gia Tuấn, Tổng giám đốc Viet Capital Asset Management cho rằng, việc phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư thì cần phải có thời gian, không thể muốn là có thể thực hiện được.
Thị trường phái sinh
Theo Đề án Xây dựng và Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, sẽ xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật để vận hành thị trường chứng khoán phái sinh. Sau đó, từ năm 2016 đến 2020, sẽ tổ chức giao dịch các chứng khoán phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu chính phủ, cổ phiếu.
Các sản phẩm phái sinh có một lợi ích dễ thấy, đó là giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HĐQT HOSE cảnh báo, đi liền với các lợi ích, thì sản phẩm phái sinh lại tiềm ẩn không ít rủi ro mang tính hệ thống, có thể gây sụp đổ toàn thị trường, nếu không được sử dụng đúng cách.
“Vì vậy, các công tác chuẩn bị để thị trường đi vào vận hành là rất quan trọng, đặc biệt là công tác phổ biến kiến thức cho nhà đầu tư, công tác quản lý rủi ro, đào tạo nguồn nhân lực…”, ông Sinh nhấn mạnh và dẫn chứng rằng, một thị trường chứng khoán phát triển như Hàn Quốc mà cũng đã mất đến 9 năm để nghiên cứu, xây dựng mô hình trước khi triển khai chính thức sản phẩm đầu tiên.
Ông Huy Nam, chuyên gia chứng khoán nhận xét, thị trường chứng khoán phái sinh của Việt Nam đi vào giao dịch trong năm 2016 cũng là hơi sớm, vì có nhiều việc cần phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Theo TS. Lê Hồng Giang, chuyên gia kinh tế - tài chính, hiện tại, thị trường Việt Nam chưa có nhu cầu về sản phẩm phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, nên mở cửa thị trường này sớm sẽ chủ yếu phục vụ cho mục đích đánh bạc của những nhà đầu tư ngắn hạn.
Theo Đề án, trong giai đoạn đầu, các chứng khoán phái sinh được phép giao dịch là các hợp đồng tương lai (dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán) và hợp đồng tương lai (dựa trên trái phiếu chính phủ). Hợp đồng tương lai (dựa trên cổ phiếu), hợp đồng quyền chọn (dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu) sẽ được tổ chức giao dịch, khi thị trường phát triển ổn định.
Đức Luận
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up