
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo -
Mỹ - Trung đạt được "bước tiến đáng kể" trong đàm phán tại Geneva
![]() |
Chứng khoán Hàn Quốc sáng nay ghi nhận sóng tăng điểm mạnh nhất thị trường châu Á. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Hàn Quốc ghi nhận sóng tăng điểm mạnh nhất thị trường châu Á với chỉ số Kospi tăng 1,56%. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay mất điểm sau công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin/Markit lĩnh vực dịch vụ trong tháng 2 của Trung Quốc rớt mạnh từ 51,8 điểm trong tháng 1 còn 26,5 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite trượt nhẹ còn chỉ số thành phần Shenzhen Component giảm 0,26% trong khi chỉ số Shenzhen Composite mất 0,13%. Trên sàn Hong Kong, chỉ số Hang Seng trượt 0,41%.
Tại thị trường Nhật Bản, Nikkei 225 hầu như đi ngang trong khi chỉ số Topix giảm 0,52%. Chứng khoán Australia phiên sáng nay đi xuống với chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,9%. Thông tin được nhà đầu tư đón đợi sáng nay là tăng trưởng GDP quý IV/2019 của Australia dự kiến được công bố sáng nay (giờ Hong Kong).
Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) biến động đi ngang.
Sau phiên “hồi sức” trước đó, chứng khoán Mỹ đêm qua hứng chịu phiên lao dốc với chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đóng cửa mất 785,91 điểm còn 25.917,41. Chỉ số S&P 500 mất 2,8% và kết thúc ngày giao dịch với 3.003,37 điểm trong khi Nasdaq Composite giảm sâu 3% về 8.684,09 điểm.
Mặt khác, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên giảm xuống dưới 1% về 0,9877%, còn giá vàng tăng 2,9% lên mức 1.644,40 USD/ounce.
Những biến động trên thị trường Mỹ diễn ra sau khi Fed bất ngờ quyết định hạ một nửa điểm phần trăm lãi suất trước thềm cuộc họp chính sách sắp tới nhằm đối phó với rủi ro từ dịch Covid-19. Đây là lần đầu tiên từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 Fed có động thái cắt giảm lãi suất khẩn cấp trước thềm cuộc họp chính sách.
“Các vấn đề kinh tế hiện nay đều bắt nguồn từ nỗi sợ Covid-19”, Joseph Capurso chuyên gia tiền tệ cao cấp tại Ngân hàng Commonwealth (Australia) nhận định. Covid-19 báo hại các nền kinh tế do người dân lo ngại dịch bệnh và ngừng các hoạt động thường nhật như đi làm và mua sắm.
Chuyên gia này cho rằng, động thái cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương sẽ không xóa tan nỗi sợ Covid-19. Các nền kinh tế trên toàn thế giới sẽ bị gián đoạn vì nỗi sợ này. “Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi kiến nghị tăng cường giám sát và điều chỉnh các chỉ số kinh tế với tần số cao để tạo ra bước ngoặt trong khi các thị trường tài chính có thể đang quá lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu”, ông Capurso nói.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt từ 97,7 thiết lập trước đó về 97,153. Đồng yên Nhật Bản mạnh lên đáng kể và giao dịch 107,11 JPY/USD trong khi đô la Australia suy yếu về 1 AUD/0,659 USD.

-
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Microsoft tiếp tục sa thải hàng nghìn nhân viên toàn cầu -
CPI tháng 4/2025 của Mỹ thấp hơn dự báo -
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới