-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Giằng co và dè dặt, dòng tiền hút về nhóm ngân hàng
Sau ba tuần rơi sâu, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận sự hồi phục đáng kể trong tuần này. VN-Index một lần nữa rơi xuống sát mốc 1.424 điểm và một lần nữa kiểm tra ngưỡng hỗ trợ thành công. Chỉ số này đã tăng gần 40 điểm(+2,77%) ở phiên thứ Ba (25/1) và sau đó giao dịch quanh vùng 1.470 – 1.480 điểm. HNX-Index và UPCoM-Index cũng giao dịch trong biên độ rất lớn ở hai phiên đầu tuần, sau đó đi ngang ở ba phiên giao dịch cận Tết nguyên đán.
Đóng cửa tuần qua, VN-Index đã tăng hơn 6 điểm lên 1.478,96 điểm. UPCoM-Index cũng đã kịp phục hồi, nhỉnh hơn 0,01 điểm so với cuối tuần trước. Riêng chỉ số sàn HNX với cú rơi hơn 4% ngày đầu tuần vẫn chưa thể lấy lại toàn bộ điểm số đã mất. Dù vậy, HNX-Index cũng chỉ giảm 1,11 điểm so với cuối tuần trước.
Cũng bởi thời điểm kỳ nghỉ Tết gần kề, thanh khoản tuần qua đã co lại đáng kể. Trên sàn HoSE, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 731,99 triệu đơn vị/phiên, giảm 7,60% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 21.587,70 tỷ/phiên, giảm 11,97% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân sàn HNX cũng giảm tới 15,75% so với tuần trước, đạt 2.198,09 tỷ/phiên. Điểm sáng tuần này là sự trở lại của dòng tiền khối ngoại. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 1.932 tỷ đồng trên ba sàn. Trong đó, tập trung mua nhiều nhất vào phiên rơi sâu 29/1.
VN-Index hồi phục sau khi rơi sâu vào phiên thứ Ba |
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là tâm điểm hút dòng tiền, đồng thời, là nó nâng đỡ đà tăng của chỉ số.Có tới 7/10 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index trong tuần là từ nhóm nhà băng. Trong đó, cổ phiếu của VPBank góp tới 2,77 điểm tăng; giá cổ phiếu tăng 6,85% trong tuần.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng dẫn dầu về giá trị giao dịch bình quân 2 tuần gần đây như STB, MBB, CTG, TCB đều đạt trên 500 tỷ đồng/phiên. Ngoài ra, nhóm chứng khoán cũng ghi nhận sự bứt phá ở hai phiên cuối. Sau khi giảm sàn về còn 61.200 đồng/cổ phiếu vào đầu tuần, cổ phiếu VND liên tục đi lên và đã tăng giá tới 12,7% hồi phục về mức 69.000 đồng/cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, nhóm các cổ phiếu được đánh giá hưởng lợi từ đầu tư công lại vừa trải qua tuần giao dịch tiêu cực như PLC, DPG, FCN... Một số cổ phiếu từng liên tục “trắng bên mua” với lượng dư bán sàn lớn như nhóm FLC hay CII lấy lại sắc xanh ở phiên thứ Sáu, nhưng đây cũng chỉ là điểm sáng hiếm hoi trong chuỗi ngày lao dốc thời gian qua.
VNPost đấu giá 10,15% vốn LienVietPostBank, PAN muốn sở hữu 100% vốn Bibica
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tuần qua đã thông báo về phiên đấu giá bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sở hữu.
Hơn 122 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 10,15% vốn cổ phần ngân hàng LienVietPostBank sẽ được chào bán qua hình thức đấu giá vào ngày 23/2 tới đây. Giá khởi điểm được đưa ra là 28.930 đồng/cổ phiếu, ước tính giúp VNPost thu về tối thiểu hơn 3.534 tỷ đồng nếu thoái vốn thành công. Cũng trong tuần này, cổ phiếu LPB đã tăng mạnh 15,2%, nhưng vẫn chỉ tương đương 86,5% mức giá khởi điểm VNPost đưa ra.
Trước đó, VNPost cũng đã thoái thành công 18 triệu cổ phiếu PTI của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện với giá đấu thành công bình quân mỗi cổ phần là 77.341 đồng, cao hơn nhiều mức khởi điểm (47.310 đồng).
Ở chiều ngược lại, Tập đoàn PAN thông báo đang chuẩn bị chào mua công khai hơn 7,7 triệu cổ phiếu BBC của Công ty cổ phần Bibica, tương đương 41,06% tổng số cổ phần đang lưu hành. Giao dịch trên nếu thành công sẽ giúpTập đoàn PAN sở hữu 100% vốn Bibica. Đích nhắm chính của thương vụ này sẽ số cổ phần thuộc sở hữu của nhà đầu tư Hàn Quốc Lotte Confectionery – cổ đông lớn thứ hai tại Bibica. Giá chào mua công khai là 68.500 đồng/cổ phiếu.
Tân binh EVNGENCO3 chào sàn HoSE vào ngày 10/2
Ngày 25/01, CTCP Chứng khoán Stanley Brothers đã đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM với mã chứng khoán VUA. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 19.000 đồng/cổ phiếu. Chưa đầy một tuần giao dịch, với mức tăng mỗi phiên trên 14%, giá cổ phiếu VUA hiện đang giao dịch ở mức 40.000 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản đã tăng mạnh trong phiên 29/1 với 235.100 cổ phiếu được khớp lệnh trong phiên.
Ngày 27/1, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật Sài gòn đã chính thức chuyển 10,53 triệu cổ phiếu SPC sang niêm yết trên sàn HNX. Giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên là 22.900 đồng/cổ phiếu.
Cũng trong tuần qua, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) thông báo về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên đối với 1.123.468.046 cổ phiếu PGV của Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3). Cổ phiếu PGV sẽ giao dịch trên sàn HoSE từ ngày 10/02/2022. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 39.480 đồng/cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa thị trường xấp xỉ 44.354 tỷ đồng (1,95 tỷ USD). Với biên độ giao dịch +/-20%, giá cổ phiếu PGV sẽ dao động trong khoảng 31.590 - 47.370 đồng. Trước đó, cổ phiếu này đã hủy đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 24/1/2022.
Sunshine Homes chào bán cổ phiếu ra công chúng thu về 1.250 tỷ đồng
Tuần qua, Công ty cổ phần phát triển Sunshine Homes đã hoàn tất đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn gấp rưỡi lên 3.750 tỷ đồng. Đã có 258/279 cổ đông tham gia đợt phát hành này. Với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, Sunshine Homes thu về 1.250 tỷ đồng. Sau đợt tăng vốn, ông Đỗ Anh Tuấn vẫn là cổ đông lớn nhất sở hữu 65% vốn Sunshine Homes.
Cũng trong tuần này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được tài liệu báo cáo kết quả chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 1) của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo đó, Ngân hàng đã thực hiện phân phối 22.094.570 trái phiếu (mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu), tương đương giá trị theo mệnh giá là 2.209 tỷ đồng.
Nóng xử phạt thao túng giá cổ phiếu, mạnh tay nắn tuân thủ công bố thông tin
Khởi tố vụ án tăng vốn khống, thao túng giá cổ phiếu ASA
Ngày 23/1, Cơ quan điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Nam, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ASA về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cụ thể, cơ quan điều tra đang điều tra hành vi tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu ASA và xác định ông Nguyễn Văn Nam đã có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7.000.000 cổ phiếu ASA, tương đương 70 tỷ đồng, niêm yết bổ sung 7.000.000 cổ phiếu ASA tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để bán và thu tiền bất chính.
Cùng ngày, UBCKNN cũng đã ban hành quyết định hủy 7 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn ASA từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng hồi tháng 4/2013.
Cổ phiếu ASA niêm yết trên sàn HNX từ năm 2012 và bị hủy niêm yết từ ngày 13/6/2019 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, chuyển xuống giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCOM từ ngày 21/6/2019 và bị đưa vào diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào Thứ Sáu hàng tuần). UBCKNN cho biết trong quá trình giám sát, kiểm tra đã phát hiện có một số dấu hiệu bất thường trong báo cáo tài chính, trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng của CTCP ASA và giao dịch cổ phiếu ASA nên đã phối hợp, đề nghị Cục Cảnh sát kinh tế – Bộ Công an xác minh, làm rõ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản.
Xử phạt 1,2 tỷ đồng với hai cá nhân tạo cung cầu giả cổ phiếu TTB
Cũng trong tuần qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Dương Thanh Xuân (Địa chỉ: Tổ 1, phường Hoàng Văn Thụ, Tp. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) và ông Nguyễn Thành Nam (Số 5 ngõ 41 đường Đào Sư Tích, P. Ngô Quyền, Bắc Giang), mỗi cá nhân 600 triệu đồng.
Ông Dương Thanh Xuân và ông Nguyễn Thành Nam được xác định đã cùng sử dụng 102 tài khoản để giao dịch tạo cung, cầu giả tạo, thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu TTB của Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ. Kết quả xác minh của Cơ quan công an cho thấy hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không có số lợi bất hợp pháp. Theo quy định về các giao dịch bị cấm, mức phạt tiền đối với hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán là từ 1 tỷ đồng đến 1,2 tỷ đồng.
Nắn gân công bố thông tin với Hoàng Anh Gia Lai, Vạn Phát Hưng và Chứng khoán Tiên Phong
UBCKNN đã xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) vì hai vi phạm. Thứ nhất, công ty không công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN về việc điều chỉnh hồi tố Báo cáo tài chính năm 2019 của Công ty. Điều này vi phạm Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) do không công bố đối với thông tin phải công bố theo yêu cầu của UBCKNN. Khung xử phạt quy định của hành vi này là từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng
Thứ hai, công ty thuyết minh không đầy đủ về việc điều chỉnh hồi tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh các năm 2017, 2018 tại BCTC năm 2020 và chưa giải trình đầy đủ nội dung này theo quy định. Công ty cũng không trình bày các giao dịch giữa Công ty và người có liên quan gồm CTCP Chăn nuôi Gia Lai, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, CTCP Cao su Hoàng Anh – Hoàng Minh, Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Hoàng Anh Attapeu, ông Đoàn Nguyên Đức, bà Võ Thị Mỹ Hạnh, bà Hồ Thị Kim Chi... tại Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2019, 2020 và 06 tháng đầu năm 2021. UBCKNN đã quyết định phạt hành chính 70 triệu đồng cho vi phạm này.
Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng bị phạt 140 triệu đồng cũng bởi 2 hành vi vi phạm. Cụ thể, UBCKNN phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn uyết định xử phạt vi phạm hành chính số 205/QĐ-XPVPHC ngày 02/6/2021 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản đối với Công ty; Báo cáo tài chính quý 2/2021 riêng và hợp nhất. Cùng đó, công ty đã công bố thông tin không đầy đủ nội dung tại Báo cáo tình hình quản trị của công ty năm 2019 và năm 2020 (không trình bày về các giao dịch giữa Công ty và người có liên quan). Vi phạm trên bị xử phạt 70 triệu đồng.
Công ty cổ phần chứng khoán Tiên Phong bị phạt tiền 85 triệu đồng do không công bố thông tin về giao dịch tài sản. Tháng 12/2020, Chứng khoán Tiên Phong đã ký hợp đồng đặt cọc với Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thủ Thiêm để nhận chuyển nhượng bất động sản làm trụ sở với giá trị hợp đồng là 650 tỷ đồng và thực hiện đặt cọc 500 tỷ đồng, tương đương123,7% tổng tài sản của công ty theo Báo cáo tài chính bán niên 2020 đã soát xét nhưng không thực hiện công bố thông tin theo quy định).
Xử phạt công ty chứng khoán hàng trăm triệu đồng
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI bị phạt tiền 125 triệu đồng do đã thành lập phòng giao dịch trong nước khi chưa được UBCKNN chấp thuận bằng văn bản.
Công ty Cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương bị phạt tiền tổng cộng 415 triệu đồng do ba hành vi vi phạm. Cụ thể, công ty này đã vi phạm quy định về hạn chế giao dịch ký quỹ. Công ty giải ngân cho vay đối với cổ phiếu APS của chính công ty phát hành tại một số ngày giao dịch trong năm 2021; cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ đối với mã chứng khoán không thuộc danh sách chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ (IDJ) trong năm 2020. Hành vi trên bị phạt tiền 125 triệu đồng.
Cùng đó, công ty còn cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng nhưng chưa báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận (phạt 250 triệu đồng) và không bảo đảm nhân viên làm việc tại bộ phận nghiệp vụ có đủ chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ thực hiện (40 triệu đồng). Ngoài mức phạt hành chính trên, UBCKNN còn đình chỉ dịch vụ ứng trước tiền bán trong thời hạn 02 tháng đối với công ty chứng khoán này.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025