
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong “bốc hơi” 1,79% trong phiên sáng nay 21/1. Ảnh: AFP |
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong trượt sâu 1,79% với cổ phiếu của tập đoàn bảo hiểm nhân thọ AIA lao dốc 3%. Phiên trượt sâu của chứng khoán Hong Kong diễn ra sau khi Moody’s hôm 20/1 hạ xếp hạng tín dụng của Hong Kong, nhưng lại nâng dự báo triển vọng của Hong Kong từ "tiêu cực" sang "ổn định". Biểu tình và bạo loạn bủa vây Hong Kong nhiều tháng qua mà chưa có giải pháp hữu hiệu trước mắt để giải quyết tình hình.
“Việc hạ tín nhiệm phản ánh quan điểm rằng thể chế và sức mạnh chính quyền của Hong Kong yếu hơn dự đoán trước đó”, Moody’s cho biết.
Các chuyên gia kinh tế việc hạ tín nhiệm của Hong Kong không hẳn là chuyện lớn. “Tác động thực sự của việc hạ tín nhiệm này ra sao? Có lẽ không nhiều”, Sian Fenner, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của công ty nghiên cứu kinh tế vĩ mô Oxford Economics bình luận.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay cũng sụt giảm với chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite trượt lần lượt 0,9% và 0,702%.
Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 sụt giảm 0,84% còn Topix giảm 0,58%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 0,55%. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến công bố báo cáo triển vọng hàng quý vào lúc 11:00 (giờ Hong Kong). Đây sẽ là cơ sở dự đoán những định hướng chính sách tiền tệ của Nhật Bản thời gian tới. Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng sẽ công bố quyết định lãi suất. Giới phân tích nhận định, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ giữ nguyên mức lãi suất hiện hành.
Chung cảnh lao dốc với khu vực, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,44%. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) sụt giảm 0,9%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 20/1 dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chững lại, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 và 2020 lần lượt còn 2,9% và 3,3%.
Chuyên gia kinh tế trưởng IMF Gita Gopinath lý giải, vẫn còn nhiều bất ổn đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Vì tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển vẫn dậm chân tại chỗ nên sự phục hồi của kinh tế toàn cầu tiếp tục dựa vào các nền kinh tế thị trường mới nổi vốn đang bị áp lực và bộc lộ những yếu kém.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 20/1 đóng cửa nghỉ lễ.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đồng bạc xanh so với các đồng tiền mạnh khác trượt nhẹ từ 97,7 còn 97,618. Đồng yên Nhật Bản trượt giá và giao dịch ở mức 109,94 JPY đổi 1 USD, còn đô la Australia mạnh lên so với phiên hôm qua 20/1 và trao tay ở mức 1 AUD “ăn” 0,6859 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay diễn biến trái ngược nhau. Dầu Brent giao kỳ hạn trượt giá 0,2% còn 65,07 USD/thùng còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ nhích 0,1% lên 58,60 USD/thùng.

-
"Cơn sốt" trên thị trường IPO Hồng Kông đang trở lại -
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan 35% đối với Nhật Bản -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower