Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chứng khoán thăng hoa và lời cảm ơn gửi tới nhà đầu tư F0
Phan Hằng - 02/01/2022 09:20
 
Làn sóng gia nhập thị trường mạnh mẽ của các nhà đầu tư cá nhân mới (F0) đã giúp thị trường giao dịch sôi động, tài sản nhiều nhà đầu tư tăng lên nhờ đầu tư chứng khoán.

Đầu tư thua lỗ gần như “bay tài khoản” trong năm 2019 khi mua một cổ phiếu S*F ở vùng đỉnh 24.000 đồng/cp sau dó phiên giảm sàn “múa bên trăng” rơi thẳng về vùng giá trà đá 2.000-3.000 đồng, nhà đầu tư Hoàng Quân tưởng chừng: “đời này thế là xong, bao nhiêu tài sản tích cóp từ khi ra trường, lập gia đình, bay sạch, chắc lại cày cuốc 5 năm nữa không biết có trả nổi cái chung cư đang trả góp hay không”. 

Mọi sự thay đổi, khi vừa ra tết năm 2020, dịch bệnh Covid lần đầu tiên xuất hiện, chứng khoán giảm sốc nhưng cũng phục hồi và bứt phá nhất trong lịch sử không ai ngờ tới. Rút kinh nghiệm, Quân xây dựng lại phương pháp đầu tư và linh hoạt theo xu hướng thị trường – tận dụng cơ hội ngàn năm có một “chính là sự gia nhập của nhà đầu tư mới nhiều không tưởng khi đại dịch covid ảnh hưởng đến kinh doanh, công việc, giãn cách tại nhà, tiền không ngủ yên đã chảy vào thị trường chứng khoán”. Vừa đầu tư nghiêm túc, tập trung, rút kinh nghiệm xương máu năm 2019 mà anh Quân mô tả là “tởn đến già” đã mang đến kết quả vượt mong đợi. 

Chia sẻ với người viết, số vốn còn lại trong tài khoản, cũng gần như là số tiền mặt cuối cùng trong gia đình, là 200 triệu đồng cuối năm 2019, đến cuối 2021, anh Quân cho biết, đã trả xong tiền vay mượn bạn bè lúc khó khăn, trả gần hết nợ ngân hàng khi mua chung cư và tài khoản chứng khoán thì có gần 2,5 tỷ đồng. 

Sóng tăng chạm đến hầu hết các ngành nghề, nếu như năm 2020 người ta có sự cẩn trọng nhất định, chảy vào mạnh mẽ ở các lĩnh vực được kỳ vọng hưởng lợi từ dịch bệnh, từ đầu tư công, từ đứt gãy chuỗi cung ứng …đến nửa đầu năm 2021, bank – chứng – thép làm mưa làm gió trên thị trường, bên cạnh đó tăng trưởng giá cổ phiếu cũng đến với nhóm hàng hoá với diễn biến tăng giá đồng loạt xăng dầu, than, phân đạm,….., hay nhóm vận tải biển, logicstic với sự tắc nghẽn và giá cước tăng kỷ lục – đã khiến cổ phiếu nhóm này cũng liên tục phá đỉnh….Cuối năm thì sự lên ngôi của dòng cổ phiếu bất động sản …gần như mọi cổ phiếu bất động sản đều tăng và tăng bằng lần là dễ thấy trên thị trường. Luân chuyển dòng tiền là xu thế chủ đạo. 

Theo anh Quân, các năm trước, thanh khoản chỉ 4.000-5.000 tỷ đồng, trước nữa chỉ vài nghìn tỷ đồng/ngày, việc thua lỗ gần như “cháy tài khoản” như mình thì xác định là khó lấy laị được. Tìm kiếm được một cổ phiếu tăng được 5 giá, 10 giá có khi phải nắm và chờ đợi cả nửa năm, nhưng nhờ dòng tiền F0 quá mạnh mẽ, việc nhiều cổ phiếu tăng x2, x3, x4…xuất hiện rất nhiều trên thị trường. 

“Không có lượng tiền tươi của nhà đầu tư F0 tham gia mạnh mẽ đến vậy, tôi chắc chắn không có được thành quả như trên ở thị trường chứng khoán”, anh Quân nói. 

Chị Vũ Thị H.T – nhà đầu tư bất động sản, gần như không tham gia thị trường chứng khoán. Việc lớn trong năm 2021 của c T là xây nhà. Với lượng tiền nhàn rỗi khoảng 300 triệu đồng và tiền cất dành xây nhà khoảng 600 triệu đồng – được chị bỏ tất vào tài khoản chứng khoán khoảng 1 tháng nay, với kì vọng sẽ sinh lời thêm chút ít khi mà công việc chính vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch, mức lỗ mà c T chấp nhận được là 20%. 

“Tổng kết năm, mình lãi hơn 280 triệu đồng từ đầu tư chứng khoán chỉ trong 1 tháng, chưa bao giờ thấy kiếm tiền trên thị trường dễ như vậy. Chắc phải cảm ơn hội F0 đã làm thị trường sôi động, tạo thành kênh sinh lời tốt như vậy trong dịch bệnh”, c T cho biết. 

Thêm tình huống khác, nhà đầu tư Minh An cho biết, dịch dã khiến khiến áp lực tài chính gia tăng với khoản nợ hơn 2 tỷ đồng, nguồn thu nhập bị ảnh hưởng, hai vợ chồng quyết định gom góp và bỏ 500 triệu đồng tham gia thị trường chứng khoán từ tháng 7, với hi vọng có thêm tiền sinh hoạt hàng tháng. Là F0 mới toanh nhưng nhờ được phím những cổ phiếu có sóng tăng tốt, Minh An khoe mỗi tháng kiếm khoảng 30-50 triệu đồng, có tháng tốt thì cả trăm triệu (dĩ nhiên cũng có những khoản đầu tư sụp hố, nhưng tổng tài khoản sau cùng vẫn đang có lãi tốt). 

“Ơn trời, mình có thêm tiền hàng tháng quá tốt, không nghĩ tham gia đầu tư có lợi như vậy. Không có khoản đầu tư sinh lời này không biết mình bói đâu ra tiền để trang trải nợ gốc và lãi hàng tháng”, Minh An nói. 

Có rất rất nhiều các nhà đầu tư cá nhân đã thành công trên thị trường chứng khoán năm 2021, mà trong đó, không ai khác, chính họ là đối tượng “làm chủ cuộc chơi” trên thị trường. 

Không chỉ với nhà đầu tư cá nhân, nhiều doanh nghiệp cũng tham gia thị trường chứng khoán và thu về những khoản lời đáng kể để trang trải cho chi phí ngắn hạn, đương nhiên, vì là đầu tư nên sẽ có rủi ro, cũng có những thua lỗ mất tiền. Hay với các quỹ đầu tư, nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh cũng đã giúp họ “chốt lời” và NAV tăng trưởng tốt. Nhưng về mặt bằng chung, năm 2021, có thể nói nhà đầu tư đang sống trong những thời khắc lịch sử của thị trường chứng khoán, 

Tổng kết năm, chỉ số chứng khoán VN-Index chính thức khép lạivới mốc 1498,28 điểm, tăng gần 36% trong năm 2021 và đứng thứ 7 trong danh sách thị trường tăng mạnh nhất thế giới. Trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm.

Tương tự, chỉ số HNX-Index tăng đến 133,35% lên 473,99 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 51,35% lên 112,68 điểm.

Nguồn StockQ

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK NN) trình bày báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo điều hành của UBCKNN năm 2021 và chương trình công tác năm 2022 cho biết, tính đến ngày 28/12, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm 2020. Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch) của thị trường đạt 1.727 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2020 với 761 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở GDCK và 890 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Theo Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm 2020 - 2025, Chính Phủ đặt mục tiêu năm 2025, vốn hóa của chứng khoán 120% GDP vào năm 2025. Như vậy, với mức vốn hóa trên, mục tiêu của đề án đã hoàn thành trước 4 năm.

Sự tham gia mạnh mẽ của các NĐT cá nhân, chiếm hơn 85% tổng giá trị giao dịch (số tài khoản mở mới trong 11 tháng năm 2021 cao hơn 1,6 lần so với giai đoạn 2018-2020) là yếu tố thúc đẩy chính. Đặc biệt, số lượng tài khoản cá nhân trong tháng 11 năm 2021 đạt 220.000 tài khoản cũng là con số cao nhất trong lịch sử, nâng tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên con số 4,08 triệu tài khoản, tăng 47,3% so với cuối năm 2020. Con số này chiếm khoảng 4% dân số, tiến sát đến mục tiêu 5% dân số tham gia đầu tư chứng khoán năm 2025.

Số lượng nhà đầu tư tham gia TTCK tăng mạnh đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên.  

Theo ông Phạm Hồng Sơn, thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ và tăng mạnh nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường. Từ giá trị giao dịch bình quân đạt mức 19.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 1, thanh khoản thị trường cổ phiếu đã gia tăng nhanh chóng và liên tục qua các tháng và đến tháng 11 đạt mức 40.000 tỷ đồng/phiên, trong đó ngày 19/11/2021, thị trường ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 56.105 tỷ đồng. 

Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.564 tỷ đồng/phiên, tăng 258% so với bình quân năm 2020.

Cũng nhờ lực lượng F0, nên thị trường chứng khoán Việt Nam đã lọt top tăng trưởng mạnh liên tục lập đỉnh mới, và bất chấp khối ngoại vẫn bán ròng miệt mài từ năm khoảng tháng 9/2019 đến nay. Con số bán ròng trong năm 2021 ước tính hơn 62.000 tỷ đồng. Nhưng, dòng tiền nước ngoài hiện nay không còn đóng góp quá nhiều vào VN-Index như ngày trước. Và dù khối ngoại đang bán ròng, thanh khoản vẫn tăng trưởng. Thị trường phát triển quan trọng nhất là dựa vào nguồn vốn nhàn rỗi của người dân.

Thanh khoản thị trường cũng như sự tăng trưởng về giá cổ phiếu trên diện rộng đã giúp tài khoản của rất nhiều nhà đầu tư tăng lên. 

Theo các chuyên gia chứng khoán, dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước có thể tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán trong bối cảnh lãi suất huy động vẫn đang ở vùng thấp lịch sử. Đây là nhân tố quan trọng để kì vọng thị trường chứng khoán 2022 vẫn tích cực. 

VN-Index rơi sâu kích hoạt gần 53.000 tỷ đồng đổ vào thị trường
Thị trường chứng khoán Việt Nam lạc lõng khi đa số các sàn chứng khoán châu Á đóng cửa trong sắc xanh.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư