
-
Mỹ hoãn thuế đối ứng, VN-Index tăng gần 73 điểm, hơn 600 mã chứng khoán tăng trần
-
Mặt bằng lãi suất thấp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán
-
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics
-
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng
-
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng -
Gia đình Chủ tịch DIG dự kiến bị bán giải chấp hơn 3,75 triệu cổ phiếu
VN-Index giảm 8,6 điểm
Trái ngược với diễn biến giằng co mạnh liên tục lên xuống quanh mức tham chiếu trong phiên sáng, áp lực bán đã đẩy VN-Index giảm mạnh chấm dứt chuỗi ba phiên tăng điểm liên tiếp.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 8,57 điểm (-0,57%) xuống 1.485,82 điểm. Đây cũng là mức thấp nhất trong phiên giao dịch. Giằng co quyết liệt cũng là trạng thái chủ đạo của HNX-Index và UPCoM-Index trong phiên hôm nay. HNX-Index giảm 0,22 điểm (-0,05%) xuống 457,83 điểm. UPCoM-Index tăng 0,32 điểm (-0,29%) xuống 110,76 điểm.
VN-Index dứt chuỗi tăng điểm |
Nhiều cổ phiếu bất động sản giảm sâu và trở thành gánh nặng cho thị trường. VIC đỏ lửa trong cả phiên và đóng cửa ở mức thấp nhất 95.500 đồng/cổ phiếu (-2,95%). Đây cũng là mức giá thấp nhất trong hơn một tháng gần đây (từ 24/11/2021). Cổ phiếu của Vingroup góp tới 2,94 điểm giảm. Top 5 cổ phiếu tác động tiêu cực còn có ba ông lớn bất động sản khác gồm VHM (Vinhomes), DIG (DIC Group) và BCM (Becamex). Trên sàn HNX, các cổ phiếu bất động sản xây dựng dìm chỉ số sâu nhất gồm IDC (-2,84%), IPA (-2,37%), VC3 (-5,51%), L14 (-2,36%), SCG (-2,28%)…
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán lại giao dịch khá tích cực. Cổ phiếu của KSFinance (KSF) – tổ chức đang lên kế hoạch mua chi phối cổ phần của Chứng khoán KS (KSS) tăng 4,4% và góp hơn 0,9 điểm. Trên sàn HoSE, 6/10 cổ phiếu tác động tích cực nhất đều là cổ phiếu tài chính gồm VIB, SSB, CTG, VPB, SSI, LPB. Cổ phiếu ngân hàng đã có phiên giao dịch tích cực thứ tư liên tiếp.
Khối ngoại vẫn tiếp tục chốt lời CEO, giải ngân mạnh nhóm bất động sản và ngân hàng
Cổ phiếu thuộc dòng bất động sản và ngân hàng cũng là nhóm được khối ngoại giao dịch tích cực nhất trong phiên. Các nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân thêm 102 tỷ đồng mua cổ phiếu CTG. Cùng đó, một số cổ phiếu được mua mạnh khác như KDH (58 tỷ đồng), VRE (23 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, “hiện tượng” CEO tiếp tục bị nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng, chốt lời thu về thêm gần 270 tỷ đồng. Cổ phiếu này đã lập đỉnh mới, khi tăng thêm 1% lên 70.800 đồng/cổ phiếu. Khối ngoại đã ròng rã bán cổ phiếu CEO cả tuần qua.
Khối ngoại mua ròng gần 2 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Đây là phiên mua ròng thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, giá trị giao dịch đã giảm đáng kể. Trên sàn HoSE, các nhà đầu tư nước ngoài giải ngân thêm 786 tỷ đồng, trong khi bán ra 557 tỷ đồng. Giá trị giao dịch chỉ bằng một nửa các phiên trước.
Thanh khoản thị trường giảm khá mạnh so với phiên hôm qua khi chỉ đạt gần 31.100 tỷ đồng trên ba sàn. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 27.984 tỷ đồng, giảm 12,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 12,4% và đạt 13.850 tỷ đồng.

-
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics -
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng -
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng -
Gia đình Chủ tịch DIG dự kiến bị bán giải chấp hơn 3,75 triệu cổ phiếu -
Áp lực bán giải chấp vẫn có thể còn tiếp diễn -
Hơn 430 cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 15% từ đỉnh -
Chứng khoán giữa bão thuế quan và hy vọng "tái ông thất mã"
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp