
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
![]() |
Chỉ số Shanghai Composite giảm 0,39% xuống 3.429,97 điểm trong phiên giao dịch sáng nay 14/7. Ảnh: AFP |
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mở phiên sáng nay mất 0,7% trong khi chỉ số Topix giảm 0,38%. Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi trượt 0,44%. Sắc đỏ cũng chi phối thị trường Australia với chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,49% về 5.948,20 điểm.
Chứng khoán Singapore giảm 0,53% trong phiên giao dịch sáng nay sau khi Bộ Công thương Singapore công bố GDP của nước này trong quý II/2020 giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Chứng khoán Trung Quốc sáng nay vẫn quay đầu giảm điểm, bất chấp thông tin tích cực về hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 6. Tại thị trường đại lục, chỉ số Shanghai Composite trượt nhẹ 0,39% xuống 3.429,97 điểm, còn chứng khoán Hong Kong "đỏ sàn" với chỉ số Hang Seng giảm 0,96% về 25.525,82 điểm.
Theo số liệu hải quan công bố sáng nay 14/7, xuất nhập khẩu bằng đồng nhân dân tệ đã khởi sắc sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế và các quốc gia khác bắt đầu kích hoạt lại nền kinh tế. Xuất khẩu tháng 6 của Trung Quốc tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu tháng 6 tăng cao hơn 6,2%.
Các nền kinh tế châu Á và nhiều nền kinh tế khác trên thế giới đã từng bước kích hoạt lại hoạt động sản xuất kinh doanh thời Covid-19. Từ giữa tháng 5, các quốc gia châu Âu và Mỹ đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa; động thái này đã phần nào giải phóng hàng hóa bị ách tắc tại các cảng của Trung Quốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, theo Hiệp hội cảng biển Trung Quốc.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc vẫn đang bị đe dọa trước nguy cơ làn sóng nhiễm Covid-19 mới ập đến. Số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ, Australia và Hàn Quốc tăng vọt trở lại thời gian gần đây, buộc nhiều địa phương của các quốc gia này tái áp dụng các biện pháp hạn chế.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 13/7 cảnh báo “quá nhiều quốc gia đang đi sai hướng” trong công tác chống dịch. "Tại một số quốc gia trên thế giới, chúng ta thấy số ca mắc Covid-19 gần đây tăng vọt và các giường bệnh đã kín trở lại", ông Tedros nhấn mạnh.
"Có vẻ như nhiều quốc gia đang mất đi lợi ích và điều này cho thấy các biện pháp hạn chế chống dịch và giảm thiểu rủi ro đã không được tuân thủ", Tổng giám đốc WHO nói thêm.
Chứng khoán Mỹ đêm qua mở phiên đầu tuần với sắc đỏ lấn át. Sau những phiên tăng điểm gần đây, chỉ số S&P 500 đêm qua đóng cửa giảm 0,9% xuống 3.155,22 điểm. Nasdaq Composite trượt dốc sâu nhất trong 3 chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ khi giảm 2,1% xuống 10.390,84 điểm, còn chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chật vật tăng 0,1% để kết thúc phiên với 26.085,80 điểm.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng trở lại, từ 96,3 lên 96,464. Đồng yên Nhật Bản trượt giá và quy đổi 107,27 JPY/USD so với mức 106,8 JPY/USD thiết lập hôm qua, còn đô la Australia cũng suy yếu về mức 1 AUD/0,6943 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay tiếp tục trượt sâu hơn. Giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 1,54% xuống 42,06 USD/thùng, còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ trượt giá 1,85% về 39,36 USD/thùng.

-
Tổng thống Trump lên lịch đàm phán thuế quan, nhưng kiên quyết áp thuế 104% lên Trung Quốc -
Mỹ bắt đầu áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ ngày 9/4 -
Quan chức Fed: Các mức thuế mới có thể khiến áp lực lạm phát quay trở lại -
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm -
Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế quan đối với Trung Quốc -
Ông Donald Trump muốn EU tăng cường nhập khẩu năng lượng từ Mỹ -
Cuba đầu tư hơn 90 dự án điện mặt trời, nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035