
-
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay
-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
-
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng
-
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng -
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động
![]() |
Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số khu vực miền Trung được tổ chức ở Quảng Nam. |
Ngày 29/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số khu vực miền Trung.
Tại hội nghị, bà Trần Thị Quốc Hiền, Phó cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia đề nghị các địa phương cần ban hành đầy đủ, kịp thời các chương trình, kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số theo nguyên tắc “đúng chủ trương, định hướng, sáng tạo trong cách làm dựa trên tình hình thực tế”.
Ưu tiên giải quyết các vấn đề cấp bách, thiết thực, lấy người dân làm trung tâm. Đồng thời chú trọng làm giàu dữ liệu và khai thác hiệu quả dữ liệu để phục vụ giải quyết công vụ.
Theo bà Hiền, năm 2024 là năm nước rút của chặng đường triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Để đầu tư an toàn và hiệu quả, các cơ quan, đơn vị cần phải đầu tư đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch của quốc gia, của tỉnh, của huyện. tránh tình trạng né tránh trách nhiệm trong các việc liên quan như thẩm định, phê duyệt.
“Đầu tư phải đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch của quốc gia, của tỉnh, của huyện. Làm không đúng những gì đã đề ra nghĩa là mình đang đi sai đường, là một dạng lãng phí”, bà Hiền nhấn mạnh và chia sẻ thêm, đầu tư phải có nguồn lực, phải có kinh phí bố trí kịp thời và đầy đủ.
Phó cục trưởng Cục chuyển đổi số quốc gia chia sẻ, dịch vụ công trực tuyến là cái cốt lõi nhất của chính phủ điện tử, Chính phủ số. Vấn đề lớn nhất hiện nay là tăng số lượng người sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tức là thực chất, hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực tham mưu, năng lực thực thi chuyển đổi cho các cơ quan nhà nước tại địa phương nói chung và cho lực lượng chuyên trách chuyển đổi số nói riêng.
“Có thể nói, chưa từng bao giờ mà khối lượng công việc của các cán bộ, công chức cả Trung ương và địa phương nhiều như những năm gần đây, và chắc chắn ngày càng nhiều trong thời gian tới. Đây là tất yếu, là dòng chảy của sự phát triển. Vì vậy, tổ chức, bộ máy, con người cũng cần thay đổi và nâng cao năng lực thực thi để thích ứng, để đáp ứng”, bà Hiền chia sẻ.

-
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu
-
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay
-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
-
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng -
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động -
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop -
Phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025 -
Nghị quyết 57-NQ/TW: Cơ hội chưa từng có với nhà đầu tư công nghệ toàn cầu -
Sách lậu, vi phạm bản quyền đang dày vò "mỏ vàng" xuất bản số
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới