Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc để giúp ngân hàng vượt lên thách thức
T.V - 05/06/2022 18:31
 
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán, chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc để giúp ngân hàng vượt lên thách thức trong 4.0 và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.

Trả lời câu hỏi của Ban tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tưdưới góc độ là cơ quan quản lý của ngành ngân hàng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), ông Lê Anh Dũng cho biết, hiện nhiều dịch vụ ngân hàng đã được số hoá toàn diện, lĩnh vực thanh toán chuyển tiền thực hiện thuận tiện, 24/7, chi phí rẻ, thậm chí là miễn phí. 

Đồng thời, các mảng cho vay nhỏ lẻ cũng dần được ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số, số hoá.

Ứng dụng công nghệ 4.0, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, AI được nhiều ngân hàng áp dụng trong dịch vụ, tạo sản phẩm dịch vụ đổi mới, tạo trải nghiệm vượt trội liền mạch cho khách hàng.

Nhiều ngân hàng tiên phong đi đầu, tích cực trong chuyển đổi số, hơn 90% giao dịch với khách hàng thực hiện qua kênh số. Nhiều chỉ số hoạt động liên quan như chi phí/thu nhập giảm xuống thấp, chỉ 30-40%, tiệm cận so với các ngân hàng trong khu vực.

Đồng thời, nhiều sản phẩm dịch vụ mới ra đời, kết hợp không chỉ ngân hàng mà bên ngoài dịch vụ ngân hàng, như đặt xe, đặt tour, dịch vụ công nữa cũng được tích hợp.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thanh toán bao trùm với các dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích, giá trị thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều dịch vụ, phương thức thanh toán mới như mở tài khoản/mở thẻ bằng eKyc, thanh toán/rút tiền ATM không cần thẻ qua mã phản hồi nhanh (QR code), thanh toán thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless chip), xác thực thanh toán sinh trắc học, mã hóa thông tin thẻ (tokenization) đã được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán áp dụng, tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mậ.

Một số kết quả nổi bật như sau: Tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66% với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015-2021; đã có khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC).

Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ). 

Đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Cũng theo ông Dũng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung 5 trụ cột lớn của chuyển đổi số: hoàn thiện hành lang pháp lý, tập trung 2 Nghị định đến hạn phải trình Chính phủ là Nghị định thay thế Nghị định 101 về thanh toán không tiền mặt, Nghị định thứ 2 là Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cũng rất khẩn trương trình Chính phủ trong tháng 6/2022.

Đồng thời, góp ý tích cực với 2 Nghị định quan trọng là định danh điện tử và Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp ý cho Luật giao dịch điện tử sửa đổi tạo hỗ trợ tích cực cho ngành ngân hàng.

Cơ chế trao đổi dữ liệu, ngành ngân hàng sẽ tích cực phối hợp với Bộ Công an, cho phép các ngân hàng kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, triển khai quyết định 06 của Thủ tướng về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, cho phép các ngân hàng ứng dụng định danh điện tử, triển khai dịch vụ ngân hàng số an toàn, thuận tiện, chi phí thấp.

Phát triển hạ tầng ngành ngân hàng: như hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính bù trừ điện tử, hệ thống thông tin tín dụng CIC tạo hạ tầng số hoạt động an toàn, lĩnh vực, hỗ trợ cho các lĩnh vực khác.

Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực ngành, cung cấp kỹ năng mới, thích ứng với 4.0; nhấn mạnh giao dịch tài chính, phổ biến kiến thức, tránh rủi ro trong kỷ nguyên số. 

Ông Don Lam: Nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hút 10 tỷ USD vốn mới
Tôi đi nước ngoài, gặp các nhà đầu tư từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc…đều rất quan tâm tới thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư