
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành
![]() |
Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt do Công ty Đầu tư Phúc Thành Hưng (công ty do Cienco4 góp 15% vốn) làm chủ đầu tư |
CTCP Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán C4G– sàn UPCoM) công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với các quý liền trước, dù doanh thu đi lên trong hai quý gần đây, lợi nhuận của Cienco4 đã giảm quý thứ ba liên tiếp. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS) khiêm tốn đạt vỏn vẹn 80 đồng trong quý III khi tăng trưởng lợi nhuận chưa theo kịp mức độ pha loãng của cổ phiếu.
Riêng trong quý III, doanh thu hoạt động kinh doanh chính của Cienco4 đạt 711 tỷ đồng, tăng 6,42% so với cùng kỳ. Cùng việc ghi nhận lãi từ công ty liên kết và tiết giảm chi phí quản lý, Cienco4 nhờ đó báo lãi ròng 30,3 tỷ đồng, tăng 17,85% so với quý III/2022.
Hụt hơi nửa đầu năm trong khi chỉ hồi phục nhẹ ở quý III, doanh thu 9 tháng của công ty do đó vẫn giảm 12,6% so với cùng kỳ, đạt 1.788,5 tỷ đồng. Hoạt động thi công xây dựng đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu (1.367,6 tỷ đồng).
Mảng kinh doanh chính của Cienco4 ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý này với mức tăng trưởng về doanh thu hơn 14% và sự cải thiện đáng kể về biên lợi nhuận gộp (từ mức 4,6% cùng kỳ năm trước tăng lên 9,06% trong quý III vừa qua). Ngoài ra, công ty còn ghi nhận nguồn thu từ thu phí BOT, hoạt động bán hàng, cho thuê thiết bị… Nếu loại trừ doanh thu chuyển nhượng bất động sản, doanh thu 9 tháng nhìn chung vẫn nhích nhẹ so với cùng kỳ năm 2022.
![]() |
Cơ cấu doanh thu của Cienco4 trong 9 tháng đầu năm |
Ngoài việc thu hẹp doanh thu, chi phí tài chính 9 tháng đầu năm cũng tăng tới 35,4% lên 188,7 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận của công ty chỉ còn 103,3 tỷ đồng, giảm 6,17% so với cùng kỳ năm 2022. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS) 9 tháng đầu năm đạt 360 đồng, giảm 26,3% so với cùng kỳ.
Các khoản vay và nợ thuê tài chính đã thu hẹp đáng kể so với thời điểm đầu năm nhưng đây vẫn là gánh nặng chi phí lớn cho Cienco4. Đến cuối quý III/2023, quy mô tài sản đã tăng thêm hơn 1.400 tỷ đồng lên 9,676 tỷ đồng.
So với thời điểm đầu năm, số dư tiền mặt của Cienco4 khá lớn, gần 560 tỷ đồng. Cùng các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 1 năm, lượng tiền của công ty xấp xỉ 800 tỷ đồng. Không chỉ gửi ngân hàng, công ty còn cho vay các công ty liên kết và đối tác bên ngoài với tổng số tiền 1.731 tỷ đồng.
Hiện Cienco4 có 11 công ty liên doanh liên kết hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thi công xây dựng. Từ năm 2021, công ty tham gia góp vốn thành lập Công ty Đầu tư Phúc Thành Hưng để thực hiện dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Doanh nghiệp dự án trên hiện đã tăng vốn lên 1.530 tỷ đồng. Cienco4 góp 15% vốn (229,5 tỷ đồng). Đến ngày 30/9, số vốn góp tại đây mới là 166,61 tỷ đồng nhưng dự kiến sẽ góp đủ trong năm.
Một phần tài sản của công ty cũng đang nằm tại các công trình đã hoàn thành nghiệm thu/ sẽ thực hiện nghiệm thu quyết toán như tại Metro số 1 (Tp.HCM), cầu Hiếu 2, dự án cải tạo đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Giá trị các công trình hơn 910 tỷ đồng, theo phía công ty, không tồn đọng và không có dấu hiệu tổn thất.
Nguồn vốn từ các khoản vay và nợ thuê tài chính xấp xỉ 3.025 tỷ đồng, giảm gần 15% so với đầu năm. Trong khi đó, công ty gia tăng đáng kể nguồn vốn do các đối tác (phần lớn là ban quản lý các dự án) ứng trước. Vốn điều lệ của công ty cũng tăng mạnh từ 2.247 tỷ đồng lên 3.573 tỷ đồng sau khi hoàn tất đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1 trong quý II/2023 và đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 6%. Nguồn vốn tự có tăng thêm đáng kể nhưng tỷ lệ nợ tại thời điểm 30/9 vẫn ở mức cao, giảm còn 61,5%, từ 69,8% thời điểm đầu năm.
Gần 2 năm qua, Cienco4 đã có 2 lần tăng vốn điều lệ thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, một mặt tăng quy mô và năng lực tài chính của doanh nghiệp ngành xây dựng này nhưng một mặt cũng tạo áp lực pha loãng cổ phiếu. EPS trong 4 quý gần nhất đạt 619 đồng. Với mức giá hiện tại, P/E của cổ phiếu C4G là hơn 16 lần. Giá cổ phiếu C4G đã giảm sâu từ mức 15.000 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 9 đến nay giao dịch quanh sát mệnh giá.

-
ĐHĐCĐ FECON 2025: Tập trung vào dự án hạ tầng trọng điểm, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87% -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới -
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế