
-
Vicostone sắp chi 480 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 30%
-
Chưa đi vào khai thác, cổ đông lớn Cảng Phước An đã muốn thoái 17,2% vốn
-
Gelex, Năm Bảy Bảy là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên mua lại trái phiếu trước hạn
-
Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 3.998 tỷ đồng, kế hoạch lỗ 769 tỷ
-
Thế giới Di động sắp xếp lại sở hữu, chuẩn bị bán 20% vốn tại chuỗi Bách Hóa Xanh -
Năm 2021, Mai Linh mất cân đối dòng tiền và lỗ luỹ kế vượt vốn điều lệ
![]() |
Với gần 2.700 tỷ đồng dự kiến thu được từ việc bán cổ phiếu quỹ và cổ phiếu NBB vừa đăng ký, dòng tiền của CII sẽ được hỗ trợ đáng kể. |
Dự thu ngàn tỷ đồng từ bán cổ phiếu
Ngày 7/1/2022, Hội đồng Quản trị CII đã công bố nghị quyết thông qua việc chấp thuận bán hết hơn 44,3 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ để phục vụ nhu cầu tài chính của Công ty. Với mức giá hiện tại, CII có thể thu về gần 2.400 tỷ đồng từ việc bán số cổ phiếu quỹ này.
Cùng ngày, CII đã đăng ký bán tiếp 5,2 triệu cổ phần tại CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) để cân đối tài chính. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 12/1 đến 10/2/2022. Với giao dịch này, CII có thể thu về 290 tỷ đồng tỷ đồng.
Đây là đợt bán cổ phiếu thứ 4 của CII tại NBB từ đầu quý IV/2021 đến nay. Tỷ lệ sở hữu vốn của CII tại NBB cũng giảm từ mức 93,7% vào đầu tháng 10/2021 xuống 60,13%, nếu hoàn tất đợt đăng ký bán tới đây.
Như vậy, với gần 2.700 tỷ đồng dự kiến thu được từ việc bán cổ phiếu quỹ và cổ phiếu NBB vừa đăng ký, dòng tiền của CII sẽ được hỗ trợ đáng kể trong bối cảnh dư nợ vay đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn.
Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cho thấy, tính tới ngày 30/9/2021, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của CII là 17.661 tỷ đồng, tăng 1.084 tỷ đồng (tăng 6,5%) so với đầu năm. Tổng dư nợ vay đang chiếm 57,8% cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 2,27 lần. Trong đó, có 4.621 tỷ đồng dư nợ vay ngắn hạn và các khoản nợ vay dài hạn gần đến hạn trả.
Xu hướng tăng nợ vay của CII đã kéo dài suốt từ năm 2016 trong bối cảnh nhu cầu đầu tư lớn, nhưng dòng tiền kinh doanh âm hoặc thặng dư không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư. Trong 9 tháng đầu năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh hợp nhất của Công ty đã âm đến 1.083,8 tỷ đồng, trong khi dòng tiền đầu tư âm 192,6 tỷ đồng, khiến công ty phải tăng tài trợ bằng vốn vay.
Nợ vay lớn không chỉ gây áp lực dòng tiền trả nợ, mà còn khiến chi phí lãi vay bào mòn đáng kể lợi nhuận của CII. Trong 9 tháng đầu năm 2021, chi phí lãi vay mà Công ty phải trả lên đến 814,1 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước và gấp 2,77 lần số tiền lãi tiền gửi, cho vay tạo ra.
Lợi nhuận dự kiến phục hồi trong năm 2022
2021 là năm kinh doanh đầy khó khăn với CII, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án bất động sản cũng như mảng BOT khi nhiều dự án phải tạm dừng thu phí trong thời gian các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.
Trong quý III/2021, doanh thu thuần của Công ty chỉ đạt 258,7 tỷ đồng, giảm 85,7% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp cũng giảm đến 81%. Mặc dù trong kỳ, Công ty đã ghi nhận 374 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước nhờ phát sinh 250 tỷ đồng doanh thu từ chuyển nhượng quyền cổ phần tại dự án đầu tư, nhưng cũng chỉ giúp Công ty vừa đủ thoát lỗ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ vỏn vẹn 2,32 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, CII đạt 2.223,4 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 24,6% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là hơn 34,08 tỷ đồng, giảm đến 88%. So với kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông đặt ra, Công ty mới hoàn thành 5,5% kế hoạch lợi nhuận năm sau 9 tháng.
Mặc dù trong quý IV/2021, kết quả kinh doanh của CII được đánh giá đã phục hồi nhanh chóng khi hầu hết các mảng kinh doanh đã hoạt động trở lại, nhưng với mức thực hiện thấp sau 9 tháng, Công ty không thể hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tuy vậy, bước sang năm 2022, hoạt động kinh doanh của CII được dự báo sáng hơn trong bối cảnh điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, như hạch toán doanh thu từ dự án bất động sản tại số 152 - Điện Biên Phủ (TP.HCM), Dự án BOT Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến bắt đầu triển khai thu phí…
Về dài hạn, triển vọng tăng trưởng của CII cũng còn lớn, đặc biệt là việc sở hữu một số dự án tại Thủ Thiêm (TP.HCM) - khu vực nhận được sự chú ý đặc biệt thời gian qua.
Tuy vậy, việc giảm tỷ lệ sở hữu tại NBB được đánh giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của CII trong dài hạn.

-
Chưa đi vào khai thác, cổ đông lớn Cảng Phước An đã muốn thoái 17,2% vốn -
Gelex, Năm Bảy Bảy là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên mua lại trái phiếu trước hạn -
Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 3.998 tỷ đồng, kế hoạch lỗ 769 tỷ -
Thế giới Di động sắp xếp lại sở hữu, chuẩn bị bán 20% vốn tại chuỗi Bách Hóa Xanh -
Năm 2021, Mai Linh mất cân đối dòng tiền và lỗ luỹ kế vượt vốn điều lệ -
Yeah1 muốn phát hành 78,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn 39,4% giá thị trường -
Phong Phú đặt mục tiêu lợi nhuận 380 tỷ đồng, cổ tức 20%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/5
-
2 Soi tiến độ 5 dự án sử dụng vốn ODA do Bộ Giao thông Vận tải triển khai
-
3 Tín dụng tăng đáng kinh ngạc, Big 4 lo thiếu room triển khai hỗ trợ lãi suất 2%
-
4 Rà soát dự án FDI quy mô vốn lớn, sử dụng nhiều đất
-
5 Vì sao SCIC bị “trượt” Dự án PPP đường cao tốc Chơn Thành - Đắk Nông?
-
Tập đoàn Đại Minh tổ chức lễ kỷ niệm 8 năm thành lập
-
Schneider Electric bắt tay Tân Á Đại Thành xây dựng giải pháp cho khu đô thị thông minh
-
Gợi ý những mẫu nhẫn ấn tượng cho nam giới tại Kim Thành Nhân
-
Thaifex 2022 thiết lập sân chơi cho các doanh nghiệp F&B sau đại dịch
-
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thăm và tặng quà công nhân lao động Eurowindow
-
Giải chạy BIDVRUN: Gần 50.000 vận động viên đóng góp hơn 8,2 tỷ đồng xây nhà tránh lũ