
-
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
![]() |
. |
Loay hoay với trái phiếu
Công ty cổ phần Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CII, sàn HoSE) đang có kế hoạch tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để lấy ý kiến điều chỉnh phương án phát hành trái phiếu.
Công ty chưa xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, nhưng ngày chốt danh sách cổ đông đã được dự kiến là ngày 22/9. Công ty tổ chức họp cổ đông chỉ với nội dung là “xoay” phương án phát hành trái phiếu, từ phát hành trái phiếu riêng lẻ kèm chứng quyền trước đây sang phát hành ra công chúng.
Về góc độ vốn, giá trị phát hành vẫn là 1.600 tỷ đồng, nhưng việc phát hành từ riêng lẻ ra phát hành ra công chúng có một số tính chất khác nhau. Theo đó, phát hành riêng lẻ giới hạn trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định, thường đã có sự hiểu biết về Công ty. Còn phát hành ra công chúng là một đợt phát hành quy mô rộng, thể hiện ở số lượng nhà đầu tư đông đảo, nhắm tới cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ, có thể chưa thực sự hiểu sâu về doanh nghiệp.
Việc CII sắp thay đổi phương án cho đợt phát hành 1.600 tỷ đồng diễn ra trong bối cảnh các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp liên tiếp gối đầu nhau. Mới đây, công ty này vừa hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ 550 tỷ đồng trái phiếu. Đây là loại trái phiếu 3 năm, lãi thanh toán 6 tháng 1 lần. Toàn bộ số trái phiếu này được phát hành cho 1 trái chủ duy nhất là Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM. Theo đó, đợt phát hành này về bản chất là quan hệ cho vay của ngân hàng với doanh nghiệp.
Trước đó chưa lâu, cuối tháng 7/2020, CII cũng đã hoàn thành một đợt phát hành trái phiếu quy mô 800 tỷ đồng.
Rủi ro gia tăng
Về kinh doanh, CII vẫn giữ được đà tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận so với năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần 6 tháng năm 2020 đạt 1.127,9 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 379,3 tỷ đồng, tăng 41,6%. Trong nội dung giải trình về vấn đề này, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty nêu 2 lý do gia tăng lợi nhuận là lợi nhuận gộp tăng do giá vốn hàng bán giảm và Công ty có tăng lợi nhuận từ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.


Dù lợi nhuận tăng, nhưng hoạt động kinh doanh của CII cũng có “điểm gợn”. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nửa đầu năm âm tới 903,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 395 tỷ đồng. Mức âm của dòng tiền trong 6 tháng năm 2020 theo đó có quy mô lớn gấp 2,4 lần giá trị lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này.
Trong bối cảnh dòng tiền âm, các giải pháp doanh nghiệp có thể nghĩ tới là thúc đẩy kinh doanh để thu tiền bán hàng, siết chặt thu nợ, trì hoãn thanh toán (chiếm dụng vốn) từ nhà cung cấp, phát hành cổ phiếu... Nếu các giải pháp này không thể thực thi, thì cách thông thường nhất là tìm đến nguồn vốn vay.
Trở lại câu chuyện về trái phiếu của CII, với 2 đợt phát hành trái phiếu tháng 7 (800 tỷ đồng) và tháng 8 (550 tỷ đồng) như trên, cộng thêm đợt phát hành 1.600 tỷ đồng theo kế hoạch thì tổng giá trị trái phiếu mà CII đã và sẽ phát hành sau ngày 30/6/2020 có thể lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, quy mô nợ của doanh nghiệp này tại ngày 30/6 đã ở mức khá lớn. Cụ thể, tại báo cáo tài chính bán niên 2020, CII đã có quy mô nợ phải trả khá lớn, với giá trị tại ngày 30/6/2020 là hơn 22.212 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu cùng thời điểm chỉ là 8.424,9 tỷ đồng. Riêng số vay và nợ thuê tài chính dài hạn của CII đã lớn hơn vốn chủ sở hữu, khi đạt giá trị 10.841,3 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn có tổng giá trị vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 4.543,5 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Công ty theo đó đã tăng khoảng 8% so với đầu năm 2020, trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm khoảng 2,8%. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của CII đã tăng từ 2,37 lần hồi đầu năm lên mức 2,64 lần vào giữa năm 2020.
Nhìn lại lịch sử các năm trước, có thể thấy quy mô và tỷ lệ nợ của CII đang ở mức cao hơn nhiều so với trước đây. Giá trị nợ của Công ty tại thời điểm ngày 1/1/2019 chỉ là 14.558,3 tỷ đồng (bằng 65,5% so với giữa năm 2020) và tại thời điểm ngày 1/1/2018 chỉ là 13.078,3 tỷ đồng (bằng 58,9% so với cuối tháng 6/2020). Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đầu năm 2019 cũng chỉ là 1,9 lần và tại thời điểm đầu năm 2018 là hơn 1,7 lần.

-
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành -
Ông Phạm Ngọc Thuận bất ngờ từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Becamex IDC
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới