-
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn -
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản
CMC đặt mục tiêu lợi nhuận gộp năm nay tăng 35,6% so với năm ngoái. Ảnh: Đức Thanh |
Tham vọng lớn về lợi nhuận gộp
Đến nay, CMC vẫn chưa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên để thông qua kế hoạch kinh doanh năm tài chính 2017 (từ ngày 1/4/2016 đến ngày 31/3/2018). Nhưng theo kế hoạch được Hội đồng Quản trị đưa ra, công ty này muốn tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh trong năm nay.
Cụ thể, kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất đưa ra cho năm nay không tăng đột biến, với mức 4.425 tỷ đồng, tăng 0,9% so với thực hiện năm 2016. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận gộp lại khá tham vọng, với 1.234 tỷ đồng, tăng tới 35,6% so với thực hiện 2016. Như vậy, nếu mục tiêu này được hiện thực hóa thì trong năm 2017, CMC sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh, thể hiện qua biên lợi nhuận gộp tăng vọt từ mức 20,7% trong năm tài chính 2016, lên trên 27,9% trong năm tài chính 2017.
Ngoài ra, các chỉ số lợi nhuận khác theo kế hoạch kinh doanh năm tài chính 2017 cũng có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với kế hoạch tăng trưởng doanh thu thuần hợp nhất. Cụ thể, lợi nhuận trước lãi vay và khấu hao phân bổ dự kiến là 480 tỷ đồng, tăng 20,7% so với 2016; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 237,8 tỷ đồng, tăng 12,1%; lợi nhuận kế toán trước thuế hợp nhất dự kiến đạt 206 tỷ đồng, tăng 10,9%...
Hy vọng từ mảng bảo mật
Trong hoạt động kinh doanh của CMC, dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin là một trong những mảng thị trường còn nhiều tiềm năng để cho đại gia này khai phá. Trong đó, công ty con của CMC là Công ty cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC (CMC InfoSec) cũng là một trong những doanh nghiệp đứng đầu thị trường trong lĩnh vực an toàn thông tin. Công ty này là thành viên Việt Nam duy nhất của Hiệp hội Các nhà nghiên cứu mã độc châu Á (Anti-Virus Asian Researchers Association).
Một trong những động thái tạo bước đột phát trong kinh doanh mới đây của CMC InfoSec là tung ra thị trường phần mềm chống mã hóa dữ liệu mang tên CMC CryptoShield. Đây là sản phẩm có khả năng chống mọi loại mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền người dùng (Ransomware).
Điểm đặc biệt của CMC CryptoShield là khả năng phòng chống mọi dạng mã độc mã hóa dữ liệu nhờ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Hệ thống trí tuệ nhân tạo được tích hợp trong CMC CryptoShield có thể nhận biết tất cả các vi mã hóa dữ liệu và tiến hành ngăn chặn mà không cần nhận dạng loại mã độc của Ransomware.
Ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc CMC InfoSec cho biết, trí tuệ nhân tạo là tương lai của các giải pháp bảo mật trong cuộc chiến với tin tặc và mã độc. “Trí tuệ nhân tạo đã được tích hợp trong CMC CryptoShield và người dùng đơn giản chỉ cần bật nó lên để mọi dữ liệu trên máy tính của mình được an toàn”, ông Đức chia sẻ.
Không chỉ CMC InfoSec, nhiều doanh nghiệp thành viên khác thuộc CMC cũng đã tung quân vào lĩnh vực bảo mật, cho thấy sự dàn binh bố trận khá nhiều tầng lớp của CMC trong trận địa bảo mật và an toàn thông tin.
Cụ thể, Công ty cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom) là công ty viễn thông duy nhất tại Việt Nam được IBM lựa chọn là đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ thuê ngoài về an ninh bảo mật tới các doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của CMC Telecom là cung cấp cho thị trường các giải pháp về an ninh bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế của IBM, như quản lý danh tính và quyền truy cập, quản lý thông tin về an ninh bảo mật sự cố, an ninh cơ sở dữ liệu, chống xâm nhập.
Trong khi đó, Công ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC (CMC SI) cung cấp các giải pháp bảo mật như giải pháp quản lý truy cập mạng, giải pháp chống thất thoát dữ liệu, giải pháp bảo vệ dữ liệu…
Ẩn số về sức khỏe tài chính
Tham vọng lớn đi kèm với những động thái khá quyết tâm, nhưng một trong những mối quan tâm của giới đầu tư là tình hình sức khỏe tài chính hiện tại của CMC thì lại vẫn chưa hé mở. Bởi lẽ, đến thời điểm này, CMC vẫn chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV và cả năm tài chính 2016.
Đến nay, báo cáo tài chính năm chưa hết hạn công bố, bởi năm tài chính 2016 của CMC kết thúc ngày 31/3/2017, trong khi thời hạn quy định là 90 ngày. Tuy nhiên, thời hạn công bố báo cáo tài chính quý hợp nhất IV chỉ được tối 30 ngày (kể cả trong trường hợp được gia hạn), nhưng đến thời điểm này, CMC mới công bố báo cáo tài chính tổng hợp quý IV/2016, chưa có báo cáo tài chính hợp nhất.
Kết quả kinh doanh của CMC (công ty mẹ) quý IV năm tài chính 2016:
Doanh thu thuần: 26,8 tỷ đồng
Lợi nhuận gộp: 11 tỷ đồng
Doanh thu tài chính: 48,9 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế: 47,4 tỷ đồng
-
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh