-
Brand Finance: Sacombank vào top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam -
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD
Theo báo cáo của VIS Rating, tình hình vay nợ của các doanh nghiệp bất động sản tăng cao trong nửa đầu năm 2024. Khả năng trả nợ của một số công ty có thể gặp khó trong giai đoạn tới.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng nợ của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết đã tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do việc phát triển dự án mới của Văn Phú (+54%), DIC Corp(+59%) và Khang Điền (+33%).
Tỷ lệ đòn bẩy sẽ tiếp tục tăng khi các chủ đầu tư huy động thêm nợ để phát triển dự án mới. Tỷ lệ nợ/EBITDA của ngành đã tăng lên 3,7 lần trong 6 tháng đầu năm, từ mức 2,7 lần trong năm 2023.
Ngoài ra, nguồn tiền mặt đã tăng 5%, dòng tiền hoạt động phục hồi nhẹ, nhưng vẫn ở mức âm trong nửa đầu năm.
Theo VIS Rating, hơn 2/3 chủ đầu tư niêm yết có dòng tiền để trả nợ từ mức yếu đến cực kỳ yếu, cụ thể là dòng tiền hoạt động dưới 5% tổng nợ, đặc biệt là những chủ đầu tư bị ảnh hưởng bởi các vấn đề pháp lý dự án.
"Việc phụ thuộc nhiều vào các khoản vay ngắn hạn gây ra rủi ro tái cấp vốn đáng kể", báo cáo của VIS Rating nêu.
Theo đó, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ của các chủ đầu tư niêm yết duy trì mức cao, khoảng 44% trong quý II, trong đó, các công ty có lượng tiền mặt hạn chế như Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang, Năm Bảy Bảy, Quốc Cường Gia Lai, Kosy có nhu cầu tái cấp vốn cao nhất.
Với khoảng 105.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn trong năm 2025, VIS Rating ước tính khoảng 50% trái phiếu đáo hạn của các chủ đầu tư trong 12 tháng tới có nguy cơ chậm trả gốc lãi, phần lớn liên quan đến các chủ đầu tư đã chậm trả gốc/lãi gần đây.
Phát hành trái phiếu bất động sản mới trong 8 tháng giảm 5% so với cùng kỳ. VIS Rating dự báo việc phát hành trái phiếu sẽ duy trì ở mức thấp do các yêu cầu phát hành chặt chẽ hơn và những thay đổi sắp tới trong luật chứng khoán.
VIS Rating kỳ vọng 12-18 tháng tới, các chủ đầu tư sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển dự án mới và bổ sung vào nguồn cung nhà ở. Dòng tiền sẽ cải thiện từ hoạt động bán hàng nhanh hơn, nhưng các chủ đầu tư sẽ phải huy động thêm nợ để tài trợ phát triển dự án mới.
Trong nửa đầu năm, doanh số bán hàng mới của một số chủ đầu tư như Vinhomes, Khang Điền, Nam Long, Đất Xanh tăng trung bình 31% so với cùng kỳ năm trước. Việc đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển dự án và thúc đẩy nguồn cung nhà ở mới.
-
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm