Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Cổ đông lăn tăn khi Hòa Phát đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2019 thấp
Thanh Hương - 29/03/2019 16:47
 
Mối quan tâm của nhiều cổ đông, nhà đầu tư với Tập đoàn Hòa Phát là mức lợi nhuận kế hoạch đặt ra cho năm 2019 có sự giảm mạnh, chỉ còn 6.700 tỷ đồng, so với con số hơn 8.600 tỷ đồng đã đạt được của năm 2018.

Theo nhận định của Ban điều hành HPG, năm 2019, tiếp tục là tiền đề cho bước nhảy vọt “sức mạnh mới, tầm vóc mới”, với việc sẽ đưa giai đoạn I - Dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, dây chuyền tôn mạ màu vào hoạt động và tăng dần quy mô từ các sản phẩm nhóm ngành nông nghiệp. Dẫu vậy, đây vẫn là năm vẫn còn nhiều thách thức, giá nguyên nhiên liệu xu hướng tăng, giá bán lại chiều hướng giảm, các dự án mới đưa vào vận hành chưa chạy đủ công suất, chi phí tài chính tăng do chính sách tín dụng thắt chặt.

Mức lơi nhuận 6.700 tỷ đồng trong năm 2019 của HPG khiến nhiều cô đông lăn tăng
Mức lợi nhuận 6.700 tỷ đồng trong năm 2019 của HPG khiến nhiều cô đông lăn tăn

Trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng kế hoạch của từng công ty thành viên, Ban Tổng giám đốc đã trình HĐQT phê duyệt kế hoạch kinh doanh hợp nhất toàn Tập đoàn với doanh thu 70.000 tỷ đồng và lợi nhuận là 6.700 tỷ đồng.

Như vậy, so với kết quả hoạt động của năm 2018, doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 56.580 tỷ đồng và 8.600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thì có thể thấy rõ sự lo lắng của nhiều cổ đông.

Theo giải thích của HPG, lợi nhuận năm 2019 sụt giảm là do chi phí tài chính tăng trong hoạt động sản xuất với khoản lãi vay hơn 2.000 tỷ đồng. Con số này năm 2018 chỉ là 772 tỷ đồng. Nguyên nhân chi phí tài chính này tăng mạnh là do Dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn sản xuất nên các khoản vay đầu tư phải được phân bổ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT của HPG cho hay, về lý thuyết, lợi nhuận của HPG năm 2019 có thể tăng lên đạt khoảng 9.400 -10.000 tỷ đồng khi sản lượng tăng, doanh thu tăng cỡ 20%, lên khoảng 70.000 tỷ đồng so với mức 56.580 tỷ đồng của năm ngoái.

Tuy nhiên có hai khoản chính tác động khiến lợi nhuận giảm là chi phí tài chính và chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào.

Việc HPG vay hơn 20.000 tỷ đồng để xây dựng Dự án tại Dung Quất và sẽ bắt đầu hoạt động trong quý II/2019 nên các chi phí tài chính phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh như nói trên.

 Bên cạnh đó, vụ vỡ đập của Tập đoàn Vale tại Brazil hồi tháng 1/2019, nơi HPG đang mua quặng sắt phục vụ cho sản xuất đã khiến giá quặng sắt tăng từ 66 USD/tấn lên 84-90 USD/tấn.

“Các chi phí này đều tính vào sản xuất kinh doanh trong khi giá bán thép không nên lợi nhuận của năm 2019 giảm.”, ông Long nói nhưng cũng tự tin cho biết, lợi nhuận của các doanh nghiệp thép khác trên cả ba sàn chứng khoán tại Việt Nam (HOSE, HNX và UpCOM) chỉ là khoảng 1.800 tỷ đồng, bằng 1/3 lợi nhuận của HPG năm 2018. Nếu tính tất cả các công ty thép khác ở Việt Nam, lợi nhuận cũng chưa bằng 1/2 của HPG.

Vẫn theo ông Long, trong quý I/2019, HPG đã đạt lợi nhuận 1.700 tỷ đồng. 

Hai tháng đầu năm, Hòa Phát đã bán 450.000 tấn thép xây dựng
Riêng trong tháng 2/2019, thép xây dựng Hòa Phát đạt sản lượng 200.000 tấn, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tiêu thụ khá cao bởi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư