-
Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 gần 17.700 tỷ đồng -
Vừa niêm yết, Asia Group đã bị xử phạt vì sử dụng hoá đơn không hợp pháp -
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương hé lộ 8 nhà đầu tư mua 35 triệu cổ phiếu -
Hai công ty bất động sản vừa huy động trái phiếu “khủng” dịp cuối năm -
Tasco muốn thế chấp vốn công ty con để phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu -
CII muốn phát hành trái phiếu chuyển đổi, tung chiêu quay số trúng vàng, iPhone... hút cổ đông
Hồ sơ Dự án Phước Kiển đang do Sunny Island nắm giữ
Theo đó, ngày 29/6, Quốc Cường Gia Lai tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Trong đó, cổ đông của Quốc Cường Gia Lai đã đưa ra các quan điểm về đối tác Công ty Sunny Island.
Cụ thể, cổ đông quan ngại về năng lực của Công ty Sunny Island vì sau khi tìm hiểu thông tin về Sunny Island trên thông tin đại chúng, thông tin mạng xã hội …thì không thấy Công ty này triển khai bất kỳ dự án bất động sản cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác. Vì vậy, rủi ro tiềm tàng là Quốc Cường Gia Lai đang mất khả năng kiểm soát toàn bộ hồ sơ của 65ha đất tại Dự án Phước Kiển vì Sunny Island đã và đang nắm giữ trái với thỏa thuận gần 5 năm và đến nay vẫn chưa hoàn trả cho Quốc Cường Gia Lai.
Cổ đông Quốc Cường Gia Lai đặt nghi vấn liệu có hay không việc Sunny Island đã dùng hồ sơ của 65ha đất của dự án để thế chấp cho nghĩa vụ tài chính nào đó? Đồng thời, cổ đông cũng nhấn mạnh việc Sunny Island nắm giữ hồ sơ 65ha (quy mô dự án 91ha), chiếm 71,5% tổng diện tích dự án. Trong khi đó, Sunny Island chỉ mới thanh toán 19% giá trị hợp đồng là một rủi ro rất lớn cho Quốc Cường Gia Lai cũng như các cổ đông.
Tại ĐHĐCĐ, cổ đông Quốc Cường Gia Lai đề nghị cùng được ký vào biên bản, văn bản thể hiện sự đồng thuận của hơn 5.000 cổ đông và Công ty để gửi đến các cơ quan chức năng với mong muốn các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Sunny Island giao toàn bộ hồ sơ 65ha đất cho một tổ chức có chức năng và độ tin cậy để làm trung gian nắm giữ cũng như quản lý hồ sơ trong thời gian chờ phán quyết của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Việc giao cho tổ chức trung gian cũng sẽ giúp cổ đông Quốc Cường Gia Lai trả lời được câu hỏi có hay không việc hồ sơ 65 ha đã bị đem đi thế chấp?
Tại Đại hội, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai nói về đối tác Sunny Island: “Đối tác không những chưa thanh toán đủ tiền theo hợp đồng hứa mua hứa bán dự án Phước Kiển (huyện Nhà Bè), mượn và giữ sổ đỏ 65 ha đất thuộc dự án hơn nửa thập niên, đến đầu năm nay, đơn vị này còn gửi đơn tố cáo cá nhân tôi và Công ty gian dối, chiếm đoạt 2.882 tỷ đồng. Tôi mong cổ đông góp ý giúp công ty đòi lại sổ đỏ đang bị đối tác Sunny giữ. Vụ việc kéo dài công ty thiệt hại rất lớn”.
Theo tìm hiểu, năm 2017, Quốc Cường Gia Lai và Sunny Island đã ký hợp đồng hứa mua, hứa bán dự án Phước Kiển với tổng giá trị 14.800 tỷ đồng. Mặc dù vậy, tới tháng 10/2017, Sunny Island chỉ mới thanh toán 2.882 tỷ đồng cho Quốc Cường Gia Lai, tương ứng 19% tổng giá trị hợp đồng, đồng thời đối tác này giữ sổ đỏ 65ha đất.
Đầu năm 2022, Sunny Island gửi đơn lên cơ quan cảnh sát điều tra tố cáo Quốc Cường gian dối, chiếm đoạt tài sản. Theo tố cáo của Sunny Island, công ty của bà Loan có hành vi gian dối trong việc đưa ra thông tin đã bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 84 ha (92%). Trong hợp đồng hai bên cũng ghi nhận Quốc Cường Gia Lai đã bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng được 92% diện tích dự án. Tuy nhiên, căn cứ vào các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì công ty của bà Loan mới đền bù được hơn 64 ha.
Hủy kế hoạch phát hành 61,87 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Quay trở lại, trong Đại hội, Quốc Cường Gia Lai đặt kế hoạch năm 2022 với doanh thu 1.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng, lần lượt tăng 14,3% và 19,19% so với thực hiện năm 2021.
Thêm nữa, Quốc Cường Gia Lai đã thông qua việc hủy phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chuyển đổi nợ để tăng vốn đã thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2021. Nguyên nhân được ban lãnh đạo đưa ra do theo phương án phát hành đã thông qua thì giá phát hành sẽ là 11.000 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu QCG tính tới ngày 1/7 chỉ đang giao dịch 7.300 đồng/cổ phiếu; Thêm nữa, Ban lãnh đạo Quốc Cường Gia Lai đánh giá nhu cầu vốn hiện tại là chưa cấp thiết do hiện nay dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, gián đoạn chuỗi vận chuyển cung ứng hàng hóa đã và đang làm giá cả vật tư xây dựng, xăng dầu, sắt thép tăng mạnh làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý bất động sản thay đổi luật chưa đồng bộ, chưa nhất quán, còn nhiều bất cập nên các dự án chưa thể triển khai xây dựng.
Được biết, trong năm 2021, Quốc Cường Gia Lai dự kiến phát hành 61,87 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, chiếm 22,49% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 11.000 đồng/cổ phiếu để huy động 680,6 tỷ đồng. Trong đó, mục đích sử dụng vốn để giảm nợ, bổ sung vốn lưu động cho Công ty.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, Quốc Cường Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 134,84 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 12,53 tỷ đồng, lần lượt giảm 61,1% và 35,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 21,2% về còn 19,9%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 63,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 46,62 tỷ đồng về 26,86 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 30,8%, tương ứng giảm 3,09 tỷ đồng về 6,94 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 80,8%, tương ứng giảm 27,39 tỷ đồng về 6,51 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng thêm 5,23 tỷ đồng lên 2,08 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, do lợi nhuận gộp giảm mạnh, Công ty đã đẩy mạnh tiết giảm chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp và tăng thu nhập khác nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm 35,2% so với cùng kỳ.
Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai tăng 1,2% so với đầu năm lên 9.930,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tồn kho đạt 7.340,1 tỷ đồng, chiếm 73,9% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 1.267,1 tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng tài sản và các tài sản khác.
Về phần nguồn vốn, đáng chú ý phải trả ngắn hạn khác tăng 1,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 63 tỷ đồng lên 4.312,9 tỷ đồng và chiếm 43,4% tổng nguồn vốn.
Cơ cấu các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác tính tới 31/3/2022 (Nguồn: BCTC). |
Trong đó, các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác đáng chú ý có 2.882,8 tỷ đồng nhận tiền của Sunny cho Dự án Phước Kiển.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/7, cổ phiếu QCG giảm 220 đồng về 7.300 đồng/cổ phiếu.
-
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương hé lộ 8 nhà đầu tư mua 35 triệu cổ phiếu -
Vinaconex ITC có dấu hiệu được bơm vốn trở lại -
Nhóm TDMWater nâng sở hữu lên 47,6% vốn Công ty cấp nước lâu đời ở Cần Thơ -
Hudland trước bài toán tăng vốn khi kinh doanh lao dốc -
FECON trúng thầu nhiều dự án mới tổng giá trị gần 1.700 tỷ đồng -
Chứng khoán VNDirect lên kế hoạch huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thuỷ sản Út Xi được chấp thuận giao dịch trên UPCoM dù lỗ vượt vốn điều lệ
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM