
-
MobiFone tài trợ nền tảng đào tạo trực tuyến mở MobiEdu cho Chính phủ Lào
-
Nhận diện các hình thức lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam
-
Giáo sư 8x người Việt muốn khai phóng tiềm năng não bộ con người bằng cách cải thiện giấc ngủ
-
Hà Nội sắp chạy hai phần mềm đôn đốc công việc từ Thành phố đến cơ sở
-
Hà Nội xử lý 882 số điện thoại phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác -
MobiFone được vay vốn nước ngoài, nhưng không được đầu tư bất động sản, chứng khoán, ngân hàng
Panasonic đầu tư các Trung tâm R&D tầm cỡ khu vực tại Việt Nam từ rất sớm |
Cái nôi của phát triển và sáng tạo cho khu vực
Năm 2007, khi nền tảng công nghệ của Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai, Panasonic đã khiến nhiều người ngỡ ngàng với quyết định thành lập Công ty TNHH Panasonic R&D Center Việt Nam, với mục tiêu thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển phần mềm cho các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam cũng như nâng cao trình độ phát triển phầm mềm toàn cầu cho thị trường trong nước, ASEAN và Nhật Bản.
Với sức trẻ và nền công nghệ đang trên đà phát triển của Việt Nam, Panasonic coi đây là một trong những thị trường đầu tư chiến lược của tập đoàn, với các nhà máy sản xuất và cả các trung tâm R&D phục vụ thị trường trong nước, trong khu vực và trên toàn cầu. Chính vì vậy, trong chưa đầy 10 năm, hãng này thành lập thêm trung tâm R&D theo mô hình vừa sản xuất vừa nghiên cứu. Đó là Trung tâm R&D nằm trong nhà máy sản xuất máy giặt tại Hưng Yên đưa vào hoạt động năm 2013. Gần đây, hãng công bố kế hoạch mở một trung tâm R&D nằm trong nhà máy giải pháp không khí của Panasonic khánh thành năm 2021.
Đội ngũ kỹ sư trẻ tài năng là lợi thế chiến lược của Việt Nam về nghiên cứu phát triển |
Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, hoạt động R&D tại Việt Nam của Panasonic không dừng lại ở việc kiểm thử phần mềm mà còn phát triển và thiết kế các sản phẩm gia dụng thông minh kết nối mạng cho thị trường toàn cầu, giúp nâng cao hơn nữa trải nghiệm người dùng. Mảng R&D về sản phẩm gia dụng tại Việt Nam đóng góp không nhỏ vào doanh thu về máy giặt lồng đứng năm 2021 của hãng với bộ ba công nghệ nổi bật là công nghệ diệt khuẩn BlueAg+, công nghệ cảm biến thông minh ECONAVI và công nghệ TD Inverter, tạo nên lợi thế cạnh tranh riêng cho máy giặt của Panasonic trên thị trường.
Ông Masahiro Iwasaki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Panasonic R&D Center Việt Nam đánh giá: “Đội ngũ kỹ sư phần mềm người Việt của chúng tôi rất tài năng, và họ đã giúp Công ty phát triển các công nghệ trí tuệ nhân tạo, đám mây, internet vạn vật, ứng dụng di động không chỉ cho thị trường trong nước mà cả ASEAN”.
Tầm nhìn tương lai
Theo Báo cáo tiềm năng kinh tế số do Alphabeta phát hành, nếu được tận dụng tối đa, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020.
Với Panasonic, ba trung tâm R&D tại Việt Nam sẽ là nền tảng để hãng trở thành cơ sở nòng cốt về R&D (R&D Hub) cho toàn khu vực, đóng góp vào sự thịnh vượng và bền vững của đất nước. Đặc biệt, hai trung tâm R&D gắn liền với nhà máy sản xuất của Panasonic vừa cho thấy vai trò quan trọng của thị trường Việt Nam với người khổng lồ Nhật Bản, vừa tái khẳng định sự đúng đắn của định hướng này.
“Với các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện và phát triển bền vững, phần mềm là yếu tố then chốt để biến các giải pháp này thành hiện thực. Trung tâm R&D của chúng tôi sẽ là cầu nối để hiện thực hóa các ý tưởng và biến yêu cầu của người tiêu dùng thành sản phẩm”, ông Masahiro Iwasaki cho biết.
Trong bối cảnh Covid-19 làm thay đổi nhiều ngành nghề, hoạt động R&D của Panasonic tại Việt Nam cũng thích nghi theo tình hình. Ông Kenji Terai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển - Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam tại Hưng Yên cho biết hãng đã thiết lập các kênh giao tiếp mới để lắng nghe nhu cầu và khẩu vị khách hàng, từ đó tạo ra các sản phẩm đáp ứng thị hiếu mới.
Nhiều giải thưởng như Giải thưởng tủ lạnh diệt khuẩn tốt nhất đươ bình chọn hay giải thưởng hiệu suất cao nhất cho những chiếc máy giặt thân thiện với môi trường của Panasonic trong 2 năm liền (2020-2021) là bằng chứng thuyết phục cho những quyết định mạnh dạn về R&D. Trong hành trình 50 năm tới, những trung tâm R&D này sẽ tiếp tục tạo đà cho sự phát triển của Panasonic, gia tăng giá trị của các sản phẩm, dịch vụ, và giải pháp của hãng với tầm nhìn vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững cho Việt Nam và toàn khu vực.

-
Sân bay Nội Bài cung cấp ứng dụng iNIA giúp tra cứu, theo dõi chuyến bay -
Hàng loạt dự án sản xuất điện tử “cập bến” Việt Nam -
Nhận diện các hình thức lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam -
Gia tăng lừa đảo, tấn công mạng cuối năm -
Doanh nghiệp ICT bội thu từ thị trường nước ngoài -
Giáo sư 8x người Việt muốn khai phóng tiềm năng não bộ con người bằng cách cải thiện giấc ngủ -
Viễn thông bão hòa, doanh nghiệp trông mong dịch vụ số
-
1 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
2 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
3 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
4 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/1
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm